This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

10 thói quen đơn giản sẽ cải thiện kỹ năng giao tiếp xã hội của bạn

Không những vậy, giao tiếp hiệu quả giúp bạn dễ thành đạt hơn trên con đường sự nghiệp của mình, chiếm được ưu thế hơn trong các cuộc phỏng vấn, đàm phán thương lượng và thuyết phục đối phương.

Cách tốt nhất để cải thiện kỹ năng giao tiếp xã hội là gì? Dưới đây là một số ý tưởng về kỹ năng giao tiếp xã hội nói chung, và những điều này cũng giúp ích cho việc bán hàng:

 kỹ năng giao tiếp xã hội


1. Hãy lắng nghe

Đây là kỹ năng thứ nhất cần chú ý, vì một lý do lớn: Hầu hết mọi người đều thích nói hơn là thích nghe. Phần đông sẽ cố gắng làm cho tiếng nói của mình nổi bật trong đám đông hơn là chú ý lắng nghe người khác. Thế nên, khi bạn là người duy nhất đưa ra câu hỏi và chăm chú lắng nghe, thì bạn sẽ thật sự nổi bật.

2. Hãy quan tâm đến câu chuyện người khác đang nói

Hầu hết chúng ta đều có một phần tự yêu bản thân mình, cho nên bạn sẽ dễ dàng ưa thích người quan tâm đến những câu chuyện của bạn. Những người quan tâm đến câu chuyện của người khác thường được đánh giá là người thú vị. Bạn sẽ thích những người biết đặt ra các câu hỏi, thích học hỏi những điều mà họ chưa biết từ người đối thoại. Dựa trên quan điểm này, chương trình “Tell Me Something I Don’t Know ” được Stephen J. Dubner, tác giả quyển sách “Kinh tế học hài hước” (Freakonomics) chủ trì đã thu hút được rất nhiều khán giả khi phát sóng trực tiếp và cả qua Poscast – một ứng dụng của Apple.

3. Bạn chỉ thích ứng với đối thoại đơn lẻ, hay có thể nói trước đám đông?

Đây là một sự khác biệt quan trọng, khi bạn biết bạn có khả năng thích ứng trong hoàn cảnh nào, bạn sẽ tạo ra môi trường tốt nhất cho các kỹ năng trong giao tiếp xã hội của mình tỏa sáng. Nếu bạn có khả năng kết nối đơn lẻ, thì chắc rằng lúc nào bạn cũng có thể có những cuộc trò chuyện sâu sắc và ấn tượng.

Gợi ý nhỏ: Hãy thuận theo cảm giác của mình và đặt ra những câu hỏi. Loại tương tác nào thích hợp với mình hơn? Bạn đã kết bạn theo cách nào? Những cuộc nói chuyện dạng nào khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn?

4. Đừng quá tiêu cực, đừng mỉa mai cũng đừng phàn nàn

Tiêu cực, mỉa mai, phàn nàn – những hành vi này được xem là rất khiếm nhã. Chúng ta thường bị công phá bởi sợ hãi, tiêu cực và những gì tồi tệ đang diễn ra hàng ngày (thông qua tin tức), đó là lý do tại sao người tốt bụng, nhân ái, vui vẻ, hài hước luôn được yêu mến hơn là những người lúc nào cũng tiêu cực. Bạn đưa sự tiêu cực của bản thân ra ngoài thì giống như đang bán băng cho người Eskimo, không ai muốn mua cả.

5. Hãy ghi nhớ tên của những người bạn đã gặp

Có một số người nói họ có trí nhớ không tốt, họ không thể nhớ được tên của những người mà mình đã gặp. Thế nên, Jim Kwik, chuyên gia về trí nhớ và đọc nhanh, người sáng lập SuperheroYou đã đưa ra một bài kiểm tra để chứng minh việc không thể nhớ tên người khác là sai. Kwik nói: “Bạn sẽ nhận được một nghìn đô la nếu bạn nhớ tên anh chàng này. Bạn có thể nhớ được không? Câu trả lời chắc chắn là bạn sẽ nhớ được chính xác cả tên cả họ của anh ta luôn ấy chứ”. Vì vậy, đây không phải là vấn đề ở bộ não bạn có thể lưu giữ được ký ức hay không, mà vấn đề ở động lực. Nếu bạn muốn nhớ bạn sẽ có thể nhớ. Hãy cố gắng ghi nhớ tên của những người mình đã gặp, có thể bạn sẽ nhớ đến những đặc điểm cá nhân riêng biệt để ghi nhớ tên của họ. Mọi người sẽ thích trò chuyện với người có thể gọi tên mình chính xác.

6. Ghi nhớ nội dung trò chuyện

Mục đích của lắng nghe chính là ghi nhớ nội dung. Và đó chính là nền tảng của việc kết nối, bắt đầu những cuộc trò chuyện hoặc bắt đầu một tình bạn. Hãy ghi nhớ tên của các thành viên trong gia đình họ, thú cưng của họ là gì, sở thích, chi tiết về công việc, những gì họ đang theo đuổi… hãy cố gắng nhớ càng nhiều càng tốt. Mọi người có khuynh hướng ưa thích những người lắng nghe và nhớ đến câu chuyện của  họ.

7. Đừng cố nói chen vào

Đối thoại chính là đến từ hai phía, như một con đường hai chiều. Tuy nhiên, đôi khi chỉ cần  một câu như: “Wow, sao hay vậy” là cũng đủ để cuộc trò chuyện tiếp tục rồi. Bạn không cần phải đưa ra câu chuyện tiếp theo, đưa ra câu trả lời hoặc cho ý kiến… Hãy chỉ hỏi những câu hỏi trong lúc câu chuyện chùng xuống, còn lại thì bạn nên gật đầu và im lặng. Nếu bạn nói chuyện với một người thích nói và nói không ngừng, chắc rằng sẽ rất mệt mỏi và bạn chỉ muốn được nghỉ ngơi, muốn được một mình để nạp lại năng lượng đã mất.

8. Sự liên tục trong giao tiếp

Trong các mối quan hệ xã hội, mọi người thường nghĩ rằng phương pháp tốt nhất để chi phối chính là can đảm tiến lên tiếp cận và mở đầu câu chuyện trước. Thật ra điều này không đúng. Đó chỉ là bước đầu để xây dựng mối quan hệ. Còn thực sự có tác dụng duy trì mối quan hệ lâu dài, chính là sự liên tục. Xây dựng một mối quan hệ chính là dựa trên sự liên tục tiếp xúc, là một cuộc chạy marathon chứ không phải chạy nước rút.

Hãy nhớ lại người mà bạn đã gặp thích gì, bạn có thể gửi cho họ một bài báo có liên quan đến sở thích của họ, hoặc gửi một bài nói chuyện trên mạng, một cuộc hội thảo hoặc những đoạn ghi âm trên podcast. Tốt hơn nữa, trong những cuộc nói chuyện, bạn có thể đưa ra những ý kiến hữu ích. Khi bạn hứa hẹn sẽ gửi những liên kết, công thức, cách thức liên hệ với một ai đó, v.v… thì bạn hãy nhớ thực hiện đúng lời hứa của mình một cách nghiêm túc. Điều này cho thấy rằng  bạn là người chu đáo, siêng năng, nhất quán và đáng tin cậy. Chắc hẳn có không ít lần bạn được hứa hẹn từ người khác rằng họ sẽ gửi cho bạn gì đó sau nhưng rốt cuộc bạn chẳng nhận được gì. Những người thật sự duy trì các mối quan hệ một cách nghiêm túc rất hiếm và đáng quý.

9. Biết khi nào nên rời đi

Không ai muốn nói chuyện với một người quá lâu trong nhiều giờ. Để có một cuộc nói chuyện tốt đẹp, bạn nên biết dừng lại đúng lúc. Không nên chỉ trò chuyện với một người.

10. Tất cả nằm ở sự yêu thương

Điều cuối cùng nhưng rất quan trọng chính là sự yêu thương, phần quan trọng để duy trì và củng cố các mối quan hệ trong xã hội. Mẹo quan trọng để có những mối quan hệ bền vững chính là sự yêu thương. Bạn hãy yêu thương, tôn trọng, ngưỡng mộ người khác, hãy quan tâm đến những gì họ trải qua, khen ngợi họ, nhìn thấy mặt tốt của họ, tha thứ, không đánh giá, giúp đỡ người khác, yêu thương tất cả mọi người. Yêu thương chính là chìa khóa để mở tất cả các cánh cửa đi đến các mối quan hệ trong xã hội này.

Theo Inc.
Thanh Minh

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

6 nguyên tắc học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả bạn đã biết?

Không phải khi nào chăm chỉ học ngữ pháp tiếng Anh cũng đạt được hiệu quả cao nhất. Bởi bạn cần áp dụng đúng cách, biết chắt lọc những kiến thức mình cần và thực hành thực tế. Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện những điều đó.

6 nguyên tắc học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả bạn đã biết?
6 nguyên tắc học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả bạn đã biết?

Học và thực hành những quy luật ngữ pháp


Ngay sau khi bạn vừa biết được một cấu trúc ngữ pháp mới mẻ nào, hãy ngay tức thì vận dụng nó vào những trường hợp có thể nhất. Đơn giản như vận dụng cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh đó để viết một vài đoạn văn nhỏ về cuộc sống xung quanh, viết nhật ký hằng ngày của mình bằng vốn ngữ pháp tiếng Anh học được. Việc này sẽ giúp ta có thêm hứng khởi và việc học ngữ pháp tiếng Anh được nhớ lâu hơn trong não bộ chúng ta.

Tham khảo, đọc hiểu nhiều đầu sách, tài liệu ngữ pháp tiếng Anh


Một cách khá hay, đó là tham khảo cách sử dụng ngữ pháp Anh ngữ của các tác giả nước ngoài, chú ý kỹ cách họ áp dụng ngữ pháp như thế nào. Hãy đọc nhiều thể loại, nhằm củng cố kiến thức ngữ pháp ở nhiều lĩnh vực khác nhau như văn học tiểu thuyết, khoa học kỹ thuật, công nghệ và kiến thức cuộc sống, tin tức …

Hãy chú ý kỹ cấu trúc câu họ sử dụng, các chính tả và biến tấu ngữ pháp bản xứ của chính tác giả. Việc tham khảo qua nhiều nguồn tài liệu này ngoài việc tăng cường kiến thức từ vựng tiếng Anh của bạn, nó còn giúp bạn biết thêm đến nhiều cấu trúc ngữ pháp khác nhau, và cách người nước ngoài áp dụng nó một cách logic và chính xác nhất.

Hoặc có thể mỗi ngày bạn dành 30 phút đến 1 giờ để nghe các bản tin bằng tiếng Anh, nghe các ca khúc nước ngoài, qua đó thu thập thêm kiến thức và vốn từ vựng + ngữ pháp tiếng Anh của mình.


Tìm kiếm các bài tập ngữ pháp và giải quyết nó


Học luôn phải đi đôi với hành. Việc bạn nắm được các ngữ pháp tiếng Anh một cách sâu rộng, không có nghĩa bạn sẽ áp dụng nó một cách thành thục, lưu loát. Hãy nhớ, thực hành mọi lúc mọi nơi. Luôn luôn đa dạng nguồn kiến thức ngữ pháp tiếng Anh từ các nguồn khác nhau như sách báo, văn chương, internet … để có dịp cọ xát thực tế vốn ngữ pháp tiếng Anh của mình. Hãy thử test qua các bài thi ngữ pháp tiếng Anh, các bài tập của các trung tâm Anh ngữ khác nhau. Và một cách hiệu quả hơn nữa, đó là thực hành nó ngay chính cuộc sống thực hằng ngày, có thể là với bạn bè, giáo viên Anh ngữ của mình, hoặc chính với những người nước ngoài nào bạn gặp được trên đường nhé. Qua đó, bạn có thể hình dung vốn ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh của mình ở mức nào rồi nhé !

Từ khóa liên quan: học ngữ pháp tiếng anh cơ bản, học ngữ pháp tiếng anh online, học ngữ pháp tiếng anh cô mai phương, tài liệu ngữ pháp tiếng anh, học ngữ pháp tiếng anh hiệu quả, học ngữ pháp tiếng anh cấp tốc, học ngữ pháp tiếng anh ở đâu tốt, download ngữ pháp tiếng anh

Nắm vững những kiểu ngữ pháp tiếng Anh ngoại lệ, đặc biệt


Điều này hoàn toàn hợp lý. Tiếng Anh hay một loại ngoại ngữ nào, ngữ pháp của nó đều có những trường hợp ngoại lệ. Hơn nữa, Anh ngữ lại thuộc trường hợp ngữ pháp có khá nhiều trường hợp đặc biệt. Do đó, ngay khi được tiếp xúc, hoặc nghe được một cấu trúc ngữ pháp lạ, hãy nhanh chóng ghi lại, và tham khảo với những nguồn kiến thức mà bạn có được. Từ đó so sánh và rút ra kết luận và kiểu ngữ pháp đặc biệt đó nhằm nhớ nó một cách chính xác nhất, không còn ngạc nhiên khi gặp những kiểu ngữ pháp tiếng Anh ngoại lệ như vậy nữa.

Chơi những trò chơi vui nhộn về ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh


Hiện nay trên internet và các chương trình học ngữ pháp Anh ngữ, có khá nhiều các ứng dụng trò chơi online có thể giúp bạn vận dụng ngữ pháp một cách hợp lý, học mà chơi – chơi mà học. Những trò chơi này sẽ cung cấp cho bạn nhiều trường hợp sinh động, giúp bạn nắm được kiểu ngữ pháp nào bạn áp dụng đúng, ngữ pháp nào sai. Hãy vừa chơi vừa học để mình vừa relax bản thân, vừa nâng tầm kiến thức Anh ngữ của mình.

Nhớ kỹ và khắc phục những kiểu ngữ pháp mình mắc phải


Giải pháp này là sửa sai, sửa triệt để những khuyết điểm mình mắc phải khi vận dụng ngữ pháp tiếng Anh. Hãy sửa lỗi một lần, và chắc chắn rằng lần sau bạn sẽ không mắc vào lỗi ngữ pháp đó nữa. Học từ những lỗi của mình, từ những người xung quanh, qua đó rút ra được kinh nghiệm cho mình.

Với 6 bí quyết học ngữ pháp tiếng Anh trên, hy vọng nó thật sự hữu ích cho bạn. Chúc bạn nhanh chóng đạt được kiến thức Anh ngữ tốt như bạn mong muốn.

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2018

Lộ trình học cho người mất gốc tiếng Anh

Hiện nay, có rất nhiều bạn rơi vào tình trạng mất gốc tiếng Anh và không biết nên bắt đầu lại từ đâu. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm để lấy lại kiến thức đã mất, đồng thời bổ sung và củng cố những kiến thức mới.
Lộ trình học cho người mất gốc tiếng Anh
Mất gốc tiếng Anh cần có lộ trình và cách học phù hợp

Nguyên nhân khiến bạn mất căn bản tiếng Anh

Có nhiều người không nhìn ra được tính ứng dụng của tiếng Anh, nên không nghiêm túc đầu tư học ngay từ đầu. Khi quay trở lại học, các hoạt động cá nhân trong cuộc sống bận rộn sẽ là một trở ngại lớn. Tình hình này hiện đang rất phổ biến tại Việt Nam.
Tuy nhiên, việc học lại tiếng Anh từ đầu không phải là một điều quá khó khăn nếu như bạn biết phương pháp. Điều cần làm bây giờ chính là vạch ra được một lộ trình học tiếng Anh khoa học cùng sự quyết tâm cao để có thể chinh phục lại ngôn ngữ này.

Chương trình học cho những người mất gốc tiếng Anh

1. Học từ vựng

Nguyên tắc học từ vựng phổ biến là học các cụm từ trong câu. Để nhớ được từ vựng, không có cách nào hiệu quả bằng cách thường xuyên sử dụng chúng. Một cách học thông minh là bạn cố gắng đưa những từ vừa mới học vào khi tập nói hoặc tập viết. Có thể ban đầu bạn sẽ rất lúng túng và thiếu tự nhiên, nhưng sau một thời gian sẽ sử dụng được một cách thành thạo.
Hãy luôn mang theo một cuốn sổ nhỏ ghi chép từ vựng mới bên mình để tranh thủ học khi rảnh rỗi. Ôn lại từ vựng ít nhất 3 lần mới có thể nhớ tốt được chúng. Đặt cho mình mục tiêu mỗi ngày theo khả năng của mình và nhớ ôn tập thường xuyên.

2. Học phát âm

Phát âm không đúng chuẩn là điểm yếu lớn nhất của số đông người học tiếng Anh. Phát âm đúng là một phần cực kỳ quan trọng vì nó sẽ quyết định việc người khác có hiểu mình nói gì hay không. Đặc biệt đối với những người mới bắt đầu lại, phát âm chuẩn phải được đặt lên hàng đầu.
Bạn cần nắm vững hệ thống phiên âm quốc tế và tập thói quen luôn tra cứu phiên âm mỗi khi bắt gặp một từ mới.

3. Học nói tiếng Anh

Nói là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của một ngôn ngữ. Có nhiều người may mắn sống trong môi trường sử dụng tiếng Anh hoặc đang tham gia những khóa học tiếng Anh giao tiếp cơ bản nên có thể thuận tiện học nói ngay từ khi mới bắt đầu. Tuy nhiên, đối với những người không có điều kiện như vậy, bạn nên tranh thủ tận dụng những giờ luyện tập trên lớp hoặc những trung tâm ngoại ngữ; luyện nói càng nhiều càng tốt để tạo cho mình thói quen phản xạ nhanh nhẹn khi gặp những tình huống tương tự.

4. Luyện nghe tiếng Anh

Nguyên tắc chung cho việc rèn luyện kỹ năng nghe hiệu quả là càng nghe nhiều càng tốt. Tranh thủ mọi tài liệu và cơ hội có thể để nghe từ băng đài, nghe nhạc, radio, xem phim Mỹ có phụ đề… Nhưng đừng xem trước nội dung trước khi nghe nhé.
Mỗi ngày, nên đặt cho mình một khoảng thời gian nhất định để học tiếng Anh và duy trì học đều đặn và thường xuyên. Nói chung, nguyên tắc cơ bản nhất để học tốt tiếng Anh là sử dụng cũng như tiếp xúc với ngôn ngữ này càng nhiều càng tốt.

5. Chọn cho mình một trung tâm tiếng Anh uy tín

Nếu bạn không tìm ra cho mình được một phương pháp học phù hợp, hãy thử chọn cho mình một trung tâm học tiếng Anh giao tiếp ở Hà Nội. Cùng với những phương pháp giảng dạy hiệu quả cùng đội ngũ giáo viên bản ngữ chuyên môn cao, bạn sẽ được học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả, cải thiện vốn từ vựng và ngữ pháp, giúp bạn lấy lại được những kiến thức tiếng Anh căn bản.
Trên đây là một số phương pháp học hiệu quả cho người mất gốc tiếng Anh. Hãy thử kiên trì và thường xuyên áp dụng, bạn sẽ dần dần thấy sự tiến bộ của bản thân. Chúc các bạn thành công.

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

8 dạng bài nhất định có trong đề thi tiếng Anh THPT quốc gia

Cô Vũ Mai Phương, giáo viên nhiều năm kinh nghiệm luyện thi trên truyền hình, chỉ ra những điểm cần lưu ý với 8 dạng bài thường gặp trong đề thi THPT quốc gia môn tiếng Anh. Mỗi dạng bài kiểm tra một phần kiến thức nhất định mà dựa vào đó, học sinh có thể đưa ra phương pháp và chiến thuật ôn luyện hợp lý.

8 dạng bài nhất định có trong đề thi tiếng Anh THPT quốc gia

Dạng bài ngữ âm, trọng âm

Với dạng bài ngữ âm, trọng âm, ngoài học thuộc một số quy tắc như phát âm đuôi -ed, -s/es, thì việc làm nhiều bài tập để biết được cách phát âm, đánh trọng âm của từ là rất quan trọng. Ngoài ra, cần đặc biệt lưu ý các trường hợp ngoại lệ.
Ví dụ: Tìm từ có phần gạch được phát âm khác:
A. blessed               B. curried            C. crooked           D. kicked
Có đến trên 90% học sinh chọn B, nhưng đáp án của ví dụ này lại là D.
Cách phát âm các từ này như sau: blessed /'blesid/, curried /ˈkɜːrid/, crooked /'krukid/, kicked /kikt/
Như vậy, kicked có phần gạch chân phát âm là /t/, còn lại đều là /id/. Đây là một ngoại lệ điển hình mà học sinh cần ghi nhớ.

Dạng bài điền từ vào câu

Điền từ vào câu là dạng bài kiểm tra được rộng nhất kiến thức ngữ pháp của học sinh và được đánh giá là dễ nhất trong cả đề thi. Học sinh nên làm đầu tiên vì hoàn thành tốt dạng bài này sẽ tự tin hơn khi giải quyết các phần tiếp theo.
Do độ phủ kiến thức cao nên để làm tốt dạng bài điền từ vào câu, học sinh cần học chắc các chủ điểm ngữ pháp quan trọng trong chương trình sách giáo khoa, đồng thời bổ sung nguồn từ vựng cơ bản.
Ví dụ:  
It’s essential that every student _______ the exam before attending the course.
A. passes               B. would pass              C. passed                  D. pass
Ví dụ trên là câu hỏi kinh điển trong dạng bài điền từ vào câu. Ví dụ sử dụng cấu trúc giả định khá quen thuộc It is essential that S (should) V-inf  và đáp án là D.
Tương tự, các câu hỏi khác trong dạng bài này đa phần đều thuộc một chủ điểm ngữ pháp nhất định.

Dạng bài chức năng giao tiếp

Dạng bài chức năng giao tiếp trong đề thi THPT quốc gia khá đa dạng về các chủ đề giao tiếp trong cuộc sống, từ việc cảm ơn, xin lỗi, chúc mừng, xin phép, đề nghị… đến những câu hỏi, câu nói thường ngày. Cần lưu ý chọn câu trả lời phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, phù hợp về ngữ nghĩa, và đảm bảo độ lịch sự, lễ phép, thân thiện, không thái độ tồi, khó chịu, nhưng cũng cần tránh những câu quá câu nệ, học thuật, không hợp với lối nói hàng ngày.
Ví dụ: “Excuse me! I’m looking for the library.” – “________”
A. Where’re your eyes? It’s in front of you.
B. Look no further!
C. Find it yourself. I’m busy.
D. Oh, nice to meet you.
Về nghĩa thì cả A, B, C đều không sai, nhưng câu A trả lời với thái độ gắt gỏng, câu C thể hiện sự khó chịu, không muốn giúp đỡ, thì ta không chọn. Câu D trả lời không đúng câu hỏi nên chỉ còn phương án B là đúng.

Dạng bài tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa

Bản chất của dạng bài này những từ in đậm mà đề bài cho thường là từ ít xuất hiện và học sinh chưa gặp bao giờ, còn các phương án A, B, C, D thường là những từ, cụm từ mà học sinh có khả năng hiểu được nghĩa. 
Tuy nhiên, dạng bài này không kiểm tra vốn từ vựng của học sinh có rộng hay không mà là kỹ năng đoán nghĩa từ dựa theo ngữ cảnh. Cách làm là dịch nghĩa của câu và sau đó suy đoán nghĩa của từ. Nhớ lưu ý xem đề bài hỏi đồng nghĩa hay trái nghĩa bằng cách gạch chân hay khoanh tròn từ CLOSEST - OPPOSITE trong đề, vì các phương án đưa ra đều có cả từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với từ in đậm, học sinh dễ bị đánh lừa.
Ví dụ: Chọn từ trái nghĩa với từ được gạch chân:
A mediocre student who gets low grades will have trouble getting into an Ivy League college.
A. average                  B. lazy                C. stupid                  D. hard-working
Chắc hẳn mediocre là từ rất ít người biết, nhưng qua dịch nghĩa, có thể suy ra đây là từ mang nghĩa tiêu cực (Học sinh mà mediocre, bị điểm kém, sẽ gặp rắc rối…). Đề bài hỏi từ trái nghĩa nên chắc chắn đáp án phải là một từ tích cực. Đáp án là D.
Có thể thấy, kỹ năng suy luận và đoán nghĩa từ văn cảnh rất cần thiết trong dạng bài này.

Dạng bài đọc hiểu

Để có thể làm tốt được dạng bài đọc hiểu, học sinh cần đa dạng vốn từ theo chủ điểm và nắm vững kỹ năng đọc lướt, thâu tóm nội dung, cũng như kỹ năng đọc chi tiết, tìm nội dung cụ thể. Ngoài ra, việc dựa theo ngữ cảnh để đoán nghĩa của từ cũng rất quan trọng trong bài đọc hiểu vì học sinh không thể biết hết được nghĩa của các từ trong bài đọc đó.
Trên thực tế, học sinh chỉ cần hiểu được 60% nghĩa bài đọc và nắm vững các kỹ năng là có thể trả lời đúng hết câu hỏi trong bài thi. Với những bài đọc mang nội dung quá học thuật, khoa học, hoặc từ vựng quá khó, đến nỗi không thể hiểu nổi 40% bài, học sinh cũng không cần lo lắng vì thực tế rất dễ tìm ra phương án đúng cho câu hỏi của bài đọc đó bằng cách xác định vị trí thông tin và tìm y nguyên nội dung trong bài.
Ví dụ:
"General Howe, however, had different plans. Howe brought his army south from New York and invaded the Patriot capital of Philadelphia. Although he succeeded in capturing the city and forcing Congress to flee to York, Pennsylvania, he decided to camp his army in the capital for the winter, rather than proceeding with the plan and marching to Albany. Furthermore, stubborn Patriot resistance under the infamous General Benedict Arnold kept St. Leger from making it to Albany, and Burgoyne’s progress was slowed by excess baggage and entire groves of trees felled by the Patriots to make his travels even more difficult. Low on supplies, Burgoyne sent a detachment to capture an American supply base at Bennington, Vermont. The detachment was defeated by John Stark and the Green Mountain Boys, causing Burgoyne to withdraw to Saratoga, N.Y".
Nội dung trên viết về trận chiến – một chủ đề mà ngay cả đọc tiếng Việt cũng không dễ hiểu, và trong bài ngoài tên riêng ra thì đa phần là những từ mới khá hiếm gặp. Đọc bài này nhiều học sinh sẽ run vì không hiểu nội dung bài nói gì, nhưng thực tế thì câu hỏi không khó.
- Which of the following WAS NOT a reason that General Burgoyne’s Army was ultimately defeated?
A.    His progress was slowed by excess baggage
B.    The other two armies failed to join forces with him
C.   His detachment was unsuccessful in Vermont
D.   His army failed to ever reach Albany
Dễ tìm ra được các thông tin A, B, C ở trong đoạn văn và chọn được đáp án là D. Ở đây, học sinh chỉ cần định vị được nội dung là làm được mà không cần hiểu hoàn toàn nội dung.
- What does “he” refer to?
A.    Howe
B.    New York
C.   Patriot
D.   Benedict Arnold
Những câu về “refer to” cũng rất dễ để tìm đáp án, chỉ cần xoay quanh từ in đậm là xác định được đại từ đó thay thế cho danh từ nào, ở đây dễ dàng chọn được A. He thay thế cho Howe.
Với những câu hỏi về chủ đề, nội dung chính, hay nhan đề bài viết, một lời khuyên quan trọng là không nên chọn các phương án có nội dung quá chung chung hay chi tiết.

Dạng bài tìm lỗi sai

Tìm lỗi sai thường tập trung vào kiến thức ngữ pháp dễ gây nhầm lẫn, khó nhớ, hoặc bất quy tắc. Học sinh có thể ôn tập cho dạng bài này bằng cách nhặt ra những chủ điểm ngữ pháp dễ sai như cấu trúc song song, hòa hợp chủ vị, thì của động từ, liên từ, những cặp từ tương tự…
Ví dụ:
All the candidates for the scholarship will be equally treated regarding of their age, sex, or nationality.
Ngữ pháp được kiểm tra ở đây là cụm regardless of (bất chấp). Từ sai là regarding.

Dạng bài điền từ vào đoạn văn

Đây là dạng bài gây nhiều khó khăn vì yêu cầu học sinh vừa phải nắm vững ngữ pháp, vừa phải có vốn từ phong phú và kỹ năng đọc hiểu nhất định để làm đúng. Ngoài ra, học sinh phải quan sát trước và sau vị trí cần điền để chọn đáp án đúng.
Ví dụ:
THE LONDON TO BRIGHTON CAR RUN
The first London to Brighton run took place on November 14th, 1896. It was organized to celebrate the (1) ...... of a law which made it easier for cars in Britain to be driven on the roads. Before then, the law (2) ...... a driver and an engineer in the car and a man walking in front of the vehicle with a red flag warning of its approach. […]
1.  A. electing           B. passing              C. settling             D. appointing
Đáp án là B.
Để làm được câu này, ngoài việc biết nghĩa của các từ, cần biết cụm từ đi kèm với nhau, với law (luật) cần dùng động từ pass (ban hành).

Dạng bài viết lại câu

Để làm được bài này, học sinh cần nắm vững cách sử dụng liên từ, cách dùng mệnh đề quan hệ, mệnh đề danh ngữ, mệnh đề rút gọn… (đối với dạng nối câu) và đảm bảo nghĩa của câu mới giống hoàn toàn so với câu gốc, đồng thời đúng ngữ pháp (đối với dạng câu đồng nghĩa).
Ví dụ: Viết lại câu sao cho nghĩa không đổi:
The old man is working in this factory. I borrowed his bicycle yesterday.
A. The old man is working in this factory which I borrowed his bicycle yesterday.
B. The old man whom I borrowed his bicycle yesterday is working in this factory.
C. The old man whose bicycle I borrowed yesterday is working in this factory.
D. The old man whom is working in this factory I borrowed his bicycle yesterday.
Nắm vững được kiến thức về mệnh đề quan hệ, học sinh sẽ chọn được đáp án C, vừa đảm bảo ngữ pháp, vừa đảm bảo nghĩa không đổi.
>> Nguồn: Vnexpress 

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2018

Cách sử dụng neither...nor và either...or trong ngữ pháp tiếng Anh


Cấu trúc neither nor và cấu trúc either or là hai cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh rất thường gặp trong các bài viết cũng như trong tiếng Anh giao tiếp hàng ngày. Hãy cùng học cách sử dụng của chúng qua bài viết dưới đây ngay nhé.

CẤU TRÚC Neither nor : …KHÔNG … CŨNG KHÔNG (Cả 2 đều không)


Cấu trúc Neither...nor dùng để diễn tả ý nghĩa phủ định: “ … không … cũng không…”

Neither
Danh từ
Nor
Danh từ
Đại từ
Đại từ

Ví dụ:
Neither I nor you are right. (Tôi không đúng, bạn cũng không đúng)
Mr. Hùng likes neither wine nor beer. (Ông Hùng không thích rượu cũng không thích bia)
Câu trên có thể viết lại là: Mr. Hùng doesn’t like either wine or beer.

CẤU TRÚC either...or: (HOẶC) … HOẶC


Cấu trúc either...or dùng để khẳng định khả năng có thể xảy ra đối với một trong số hai đối tượng được nói tới (hoặc là xảy ra với đối tượng thứ nhất hoặc là xảy ra với đối tượng thứ hai).

Either
Danh từ
Or
Danh từ
Đại từ
Đại từ

Ví dụ:
Hung wants to ask either you or me to help him repair his computer. (Hùng muốn nhờ bạn hoặc tôi giúp anh ấy sửa cái máy vi tính)
Either her parents or she is invited to the party tonight. Cô ấy hoặc cha mẹ cô ấy được mời dự tiệc tối nay.



Lưu ý: Khi trong câu có cấu trúc này thì động từ phải chia theo danh từ đi sau or hoặc nor. Nếu danh từ đó là số ít thì động từ chia ở ngôi thứ ba số ít và ngược lại.
- Nếu or hoặc nor xuất hiện một mình trong câu (không có either hoặc neither) thì cũng áp dụng quy tắc như trên: căn cứ theo danh từ theo sau nó để chia động từ.

Cấu trúc neither nor và cấu trúc either or


Either/neither + danh từ + or/nor + danh từ số ít + động từ số ít …
Either/neither + danh từ + or/nor + danh từ số nhiều + động từ số nhiều …

Ví dụ:
- Neither John nor his friends are going to the beach today.
(Hôm nay, John và các bạn anh ấy đều không đi đến bãi biển.)
- Either John or his friends are going to the beach today.
(Hôm nay, John hay và các bạn của anh ta sẽ đến bãi biển.)
- Neither the boys nor Carmen has seen this movie before.
(Cả những cậu bé và Camen đều chưa từng xem qua phim này trước đây.)
- Either John or Bill is going to the beach today.
(Hôm nay, hoặc John hoặc là Bill sẽ đến bãi biển.)
- Neither the director nor the secretary wants to leave yet
(Cả giám đốc và thư ký đều chưa muốn đi.)


CẤU TRÚC Neither nor và either or làm liên từ - LƯU Ý


Các cấu trúc “neither…nor...”  cấu trúc “either…or...”  liên kết các cặp từ, cụm từ hoặc mệnh đề giữ chức năng ngữ pháp tương đương nhau.

Dưới đây sẽ liệt kê 1 số loại chức năng ngữ pháp tiếng Anh cơ bản của từ/ cụm từ/ mệnh đề mà các tương liên từ nói trên thường liên kết:

Các danh từ giữ chức năng tân ngữ trong câu

- He drinks neither beer nor wine.
(Anh ấy không uống bia cũng không uống rượu.)
- He eats either bread or noodles for breakfast.
(Anh ấy thường ăn sáng bằng bánh mì hoặc mì.)
Các động từ giữ chức năng vị ngữ trong câu
- He neither drinks alcohol nor smokes.
(Anh ấy không uống rượu mà cũng không hút thuốc.)
- Lan either stays at home or goes out with his friends.
(Lan hoặc là ở nhà hoặc là ra ngoài với các bạn.)

Các tính từ

- He must be either mad or drunk.
(Anh ấy có lẽ hoặc là bị điên hoặc là bị say rượu.)
- They were neither sad nor disappointed with their exam results.
(Họ không buồn cũng không thất vọng với kết quả kì thi.)

Các mệnh đề

Either you go out of my house or I will call the police.
(Hoặc là bạn ra khỏi nhà tôi hoặc là tôi sẽ gọi cảnh sát.)
Neither they invited me to the party nor I want to go there.
(Họ không mời tôi đến dự tiệc mà tôi cũng không muốn đến đó.)

Trên đây là những kiến thức cơ bản về cấu trúc Neither nor và cấu trúc either or. Hai cấu trúc này rất hay bị nhầm lẫn nên các bạn cần chú ý nhé.
>> Nguồn: Sưu tầm


Thứ Hai, 5 tháng 11, 2018

Ngữ pháp tiếng Anh cơ bản: Cách phân biệt So, Too và Very dễ nhớ

Những từ so, too và very đã quá quen thuộc với chúng ta vì chúng xuất hiện rất nhiều trong các đoạn hội thoại và giao tiếp tiếng Anh  nhưng không ít người vẫn lúng túng khi sử dụng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Benative học cách sử dụng để phân biệt những từ này nhé

ngu phap tieng anh co ban cach phan biet so, too va very

So


Ý nghĩa: Rất  (nhấn mạnh tính chất sự vật)

So đi với các tính từ và mang nghĩa nhiều tới một mức nào đó, đôi khi so còn mang nghĩa nhấn mạnh.

Ví dụ:

Don’t put it so far. I can’t see it. Put it near a bit.

Đừng đặt nó quá xa. Tôi không thể nhìn thấy nó. Đặt nó gần một chút đi.

How could I have been so impolite!

Tại sao tôi có thể bất lịch sự như vậy nhỉ!

So có thể đi kèm với that để giải thích thêm về mức độ, tính chất được nhấn mạnh của vấn đề

Ví dụ:

Peter was so tired that he fell asleep in class.

Peter đã quá mệt tới mức anh ta đã ngủ gật ở lớp.

The cake was so delicious that I could not stop eating it.

Cái bánh ngon tới mức mà tôi đã không thể dừng ăn nó.

Tuy nhiên , đôi khi So cũng được sử dụng không đi kèm với that nhưng vẫn mang nghĩa giải thích hay nhấn mạnh

Ví dụ:

I am so angry, I cannot forgive him!

Tôi tức quá, tôi không thể tha thứ cho anh ta.

I’m so embarrassed, I could die!

Tôi thực sự xấu hổ. Tôi chết mất!


Very

Ý nghĩa: Rất (nhấn mạnh tính chất sự vật)

Very thường đi trước tính từ và mang nghĩa nhấn manh.

Ví dụ:

It’s very cold today.

Thời tiết hôm nay rất lạnh.

Listen to me very carefully!

Nghe lời tôi thật kĩ nhé!

Tuy cũng mang nghĩa nhấn mạnh như So tuy nhiên mức độ tập trung nhấn mạnh của very thấp hơn so với So. Do đó khi sử dụng trong câu nếu chúng ta cần tìm một từ nhấn mạnh mang mức độ cao hơn Very chúng ta có thể sử dụng So. Các trường hợp đặc biệt lưu ý trong trường hợp này là cảm xúc của con người

Ví dụ:

Thank you so much!  (Thank you very much!)

Cảm ơn bạn rất nhiều.

I’m so sorry. (= I am really very sorry; I am sincerely sorry.)

Tôi rất lấy làm tiếc.


Too

Ý nghĩa : Quá, rất..

Too cũng là một từ mang ngụ ý nhấn mạnh tuy nhiên sự nhấn mạnh của too mang nghĩa tiêu cưc . Thông thường trong câu sử dụng too chúng ta thường hiểu khi đó vấn đề được nói đến theo nghĩa nằm ngoài mức độ mà đáng lẽ nó nên xảy ra

Ví dụ:

It’s too big. I can’t bring it. Do you have anything smaller?

Nó quá to. Tôi không thể mang nó. Bạn có cái gì khác nhỏ hơn không?

That exercise is too difficult. You’ll have to choose easier exercise, otherwise no one can do it.

Bài tập này quá khó. Bạn sẽ phải chọn một bài tập dễ hơn nếu không thì không ai có thể làm nó.

Too thường được sử dụng để nói đến ý nghĩa giới hạn của một sự việc hay hành động xảy ra theo cấu trúc:

X is too Y for Z (where Z sets the limit).

X is too Y [for W] to do Z (where Z says what cannot be done because Y isabove or below the limit [of W]).

Ví dụ:

She is too young to come here.

Cô ấy quá trẻ để tới đây

What she said is too difficult for me to understand.

Những gì cố ấy nói quá khó hiểu đối với tôi

>> Nguồn: Đại kỷ nguyên