This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

Cấu trúc, cách dùng Because, Because of trong tiếng Anh

Cấu trúc Because trong tiếng Anh mang nghĩa bởi vì dùng để chỉ nguyên nhân của sự việc, hành động. Chính vì thế cách dùng của chúng thường bị nhầm lẫn, hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết cách phân biệt nhé.


1. Cấu trúc Because

Cấu trúc:                                                  
Because + S + V + (O).
Ví dụ:
I don't like her because she is mean and arrogant.
Her key was lost because her children had dropped it on the road.
I like this picture because it's beautiful.
She could only eat a salad in the restaurant because she is a vegetarian

2. Cấu trúc Because of


"Because of" là một giới từ kếp, được dùng trước danh từ, V-ing, đại từ để chỉ nguyên nhân của sự việc, hành động.
Cấu trúc:                                              
Because of + pro (noun)/ noun phrase
Ví dụ:
I pass the exam because of your help.
Because of being on time we have to run very fast.
He has an accident because of his carelessness.
They moved to Liverpool because of her job.
Minh went to the party yesterday because of his girlfriend's invitation.

3. Quy tắc chuyển đổi cấu trúc because sang cấu trúc because of

Một quy tắc chung khi chuyển đổi từ cấu trúc because sang cấu trúc because of:
- Theo sau Because, Though, Although là một mệnh đề (tức là theo sau 3 chữ này phải có "S" và "V").
- Theo sau Because of không được là một mệnh đề, mà là một danh từ, cụm danh từ, danh động từ.

Quy tắc chuyển đổi cấu trúc because sang cấu trúc because of

Như vậy theo quy tắc trên khi  chuyển từ cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh Because sang cấu trúc Because of ta phải làm sao cho không còn mệnh đề nữa bởi vì theo sau Because of không được là một mệnh đề. Chúng ta phải đi tìm một danh từ, cụm danh từ, danh động từ bỏ vào đó.
Nhìn phía sau Because (câu đề), thấy có "there, to be" thì bỏ.
Nếu thấy 2 chủ ngữ giống nhau thì bỏ chủ ngữ gần Because, động từ thêm "ing".
Ví dụ: Because Nam is tall, he can reach the book on the shelf.
=> Because of being tall, Nam can reach the book on the shelf.
Nếu thấy chỉ còn lại danh từ thì chỉ việc giữ lại danh từ mà dùng.
Ví dụ: Because there was a storm, ... => Because of the storm, ...
Sau khi bỏ "there", bỏ "to be" (was) chỉ còn lại danh từ => chỉ việc lấy mà dùng.
Nếu thấy có danh từ và tính từ thì đưa tính từ lên trước danh từ, còn lại bỏ hết.
Ví dụ: Because the wind is strong, ... => Because of the strong wind, ...
Sau khi bỏ "to be" (is) thấy có danh từ và tính từ nên ta chỉ việc đưa tính từ lên trước danh từ.
Nếu thấy chỉ có mình tính từ => đổi nó thành danh từ
Ví dụ: Because it is windy, ... => Because of the wind, ...
Nếu thấy có sở hữu lẫn nhau => Dùng danh từ dạng sở hữu
Ví dụ: Because I was sad, .... => Because of my sadness, ...
Ví dụ: Because he acted badly, ... => Because of his bad action, ... (trạng từ đổi thành tính từ)

- Trong 2 ví dụ trên ta thấy có sự sở hữu: I + said => my sadness; he + act => his action nên ta dùng sở hữu. Nếu có trạng từ các em nhớ chuyển nó thành tính từ.

Cách cuối cùng các bạn có thể dụm cụm "the fact that" đặt vào trước mệnh đề để biến mệnh đề đó thành một "danh từ" là có thể sử dụng cho bất kì trường hợp nào. Tuy nhiên cách này chỉ nên dùng khi các bạn bí quá, áp dụng các bước trên mà không làm được.

Ví dụ: Because he is tall, he can reach the book on the shelf. => Because of the fact that he is tall, ...
>> Nguồn: Langmaster

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

Phân biệt Either và Neither trong ngữ pháp tiếng Anh


Trong tiếng Anh, có rất nhiều cặp từ thường gây nhầm lẫn cho người học về cách sử dụng của chúng, trong đó có EITHER và NEITHER. Cặp từ này thường không chỉ gây trở ngại cho người học tiếng Anh mà thậm chí cả người bản địa. Vậy làm thế nào để phân biệt chúng? Mời các bạn tham khảo qua bài viết sau.
Phân biệt Either và Neither trong ngữ pháp tiếng Anh

 Vị trí của từ “Either” và “Neither” trong câu.

 “Either” đứng ở cuối của câu, sau trợ động từ ở dạng phủ định, còn “Neither” đứng sau từ nối giữa 2 vế câu (thường là “and”), sau đó đến trợ động từ và động từ chính.
 Trong câu sử dụng “Neither” thì trợ động từ đứng sau “Neither” không được dùng ở dạng phủ định (không được dùng “not”), vì bản thân từ “Neither” đã mang nghĩa phủ định.
- "either, neither" được dùng để thể hiện sự đồng thuận mang ý phủ định giữa các người nói với nhau về một sự việc nào đó.
- "Neither và either" dùng trong câu phủ định
- Phân biệt "either" và "neither":

Either
Neither
Giống nhau
Either và Neither là câu trả lời ngắn dạng phủ định, diễn tả tính giống nhau giữa các sự vật, sự việc mà người nói đề cập
Khác nhau
Vị trí của either ở cuối câu, cấu trúc câu không thay đổi
Cấu trúc: S + auxiliary verb + not + V + O
Vị trí của neither ở đầu câu và cấu rúc câu phải thay đổi.
Cấu trúc: Neither + auxiliary verb + S + … 
Ví dụ
A: I can't see the top of that building
B: I can't either
A. You don't work hard when I go out, Carol
B: Neither does Cindy! 


Either: Một trong hai, cái này hay cái kia

1. Khi là đại từ, động từ theo sau Either thường là số ít.

Ex: Either is good enough.
=> Một trong hai là đủ tốt rồi.
Ex: I've just bought two books; you can have either.
=> Tôi vừa mua hai cuốn sách, anh có thể lấy một trong hai cuốn.

2. Either thông dụng trong vai tính từ.

Ex: There are trees on either side of the river.
=> Có nhiều cây cối ở hai bên sông.
Ex: You may sit at either end of the table.
=> Bạn có thể ngồi ở đầu bàn hay cuối bàn đểu được.

3. Là trạng từ Either có nghĩa như also, too.

Ex: If you do not come, he will not come either.


 Neither: Không cái nào trong hai, không cái nào, chẳng người nào

1. Neither là hình thức phủ định của Either (neither = not either) thường dùng ở đầu mệnh đề. Neither có thể đứng một mình khi dùng trong câu trả lời từ chối.

Ex: Neither knows.
=> Không ai biết cả.
Ex: Which is your car? - Neither.
=> Xe nào là xe của bạn? - Chẳng cái nào cả.

2. Neither đã hàm chứa nghĩa phủ định, nên khi từ chối, ta dùng động từ ở thể khẳng định, còn nếu dùng Either thì dùng ở thể phủ định.

Ex: She likes neither = She doesn't like either.
=> Cô ấy chẳng thích cái nào cả.

3. Khi một động từ ở thể phủ định được lặp lại với một chủ từ mới, ta có thể đặt Either ở cuối câu.

Ex: David didn't go and Helen didn't go either.
=> David không đi và Helen cũng không đi.

4. Để nhấn mạnh chúng ta sử dụng Neither/Nor + trợ động từ + chủ từ.

Ex: David didn't go and neither did Helen.
=> David không đi và Helen cũng không.
>> Tổng hợp

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2018

Cách sử dụng và các cấu trúc với BOTH

Cùng Benative học về cách dùng của từ hạn định Both và những cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh liên quan trong bài viết dưới đây ngay các bạn nhé.


Cách sử dụng  và các cấu trúc với BOTH

1. Ý nghĩa của “Both” 


Both mang nghĩa là cả hai. Cái này và cái kia. Chúng ta sử dụng “both” khi muốn nói đến hai thứ mà đã được đề cập trước đó

Ex: Do you want the black shoes or the white one?
(Anh muốn mua đôi giày đen hay đôi màu trắng?)
Hmmm. Let me think. Okay, I’ll buy both
(Để tôi nghĩ xem. Được rồi, tôi sẽ mua cả hai)

2. Cấu trúc: BOTH…AND….

- Cấu trúc này tương đương với “not only…but also…” (không những…mà còn…)

- Dấu “…” đó có thể là tính từ (adjective) hoặc danh từ (noun)

* BOTH adjective AND adjective
Ex: She is both beautiful and kind
(Cô ấy vừa xinh đẹp vừa tốt bụng)

I’m both sad and happy at the same time
(Tôi vừa buồn mà vừa hạnh phúc)

They are both weathy and costive
(Bọn họ vừa giàu vừa keo kiệt)

*BOTH noun AND noun
Chúng ta có thể sử dụng cấu trúc này với danh từ đếm được số ít (singular nouns)

Ex: I can speak both English and French
(Tôi có thể nói cả tiếng Anh và tiếng Pháp)

My uncle has both a girl and a boy
(Chú của tôi có một đứa con gái và một đứa con trai)

Sandra is both a singer and an actress
(Sandra vừa làm ca sĩ vừa làm diễn viên)

Chúng ta cũng có thể sử dụng cấu trúc này với danh từ đếm được số nhiều (plural nouns)
Ex: I can speak both languages
(Tôi có thể nói cả hai ngôn ngữ)

You have both that T-shirts, don’t you?
(Bạn có cả hai cái áo sơ mi đó, phải không?)

3. Cấu trúc: BOTH (OF) + DETERMINER + PLURAL NOUN

- “Both” và “Both of” đều có thể được sử dụng mà không làm thay đổi ý nghĩa của câu, nhưng mặt khác hãy chú ý đến đặc trưng về cấu trúc của chúng được đề cập ngay sau đây

- Chúng ta có thể sử dụng cả “both” và “both of” trước từ xác định (determiner) và danh từ đếm được số nhiều (plural nouns)

- Từ xác định ở đây có thể là mạo từ (a, an, the) hoặc my, his, their, this, that,…

Ex: Both (of) my brothers got angry with me
(Cả hai ông anh của tôi đều nổi giận với tôi)

Both of the grocery store are closed today
(Cả hai cửa hàng văn phòng phẩm đều đóng cửa ngày hôm nay)

This table was made by both of the carpenters
(Cả hai người thợ mộc cùng làm ra chiếc bàn này)

- Nếu chỉ sử dụng “both” bỏ “of” thì chúng ta cũng bỏ “the” ở phía sau luôn
Ex: Both of the students are excellent in math
(Cả hai học sinh đều xuất sắc ở môn toán)

Both students are excellent in math
(Cả hai học sinh đều xuất sắc ở môn toán)

4. Cấu trúc: BOTH OF + OBJECT PRONOUN

- “Object Pronoun” là đại từ tân ngữ: me, you, her, him, it, them, you, us nhưng dĩ nhiên ở đây ta chỉ sử dụng những đại từ tân ngữ mà chủ ngữ của nó ở số nhiều, nói cách khác đó là các đại từ you, them, us.

- Đặc biệt trong cấu trúc này chúng ta không thể lược bỏ “of” được mà bắt buộc phải sử dụng giới từ này sau “both”

Ex: He invited both of us to his wedding
(Anh ấy mời cả hai chúng tôi đến dự đám cưới)

Chicken soup and spaggetti are really good. I like both of them 
(Súp gà và mì Ý thực sự rất ngon. Tôi thích cả hai món)

Both of you follow me to the principal's office now
(Cả hai cậu theo tôi đến phòng hiệu trưởng ngay bây giờ)

5. Cấu trúc: VERB + OBJECT PRONOUN + BOTH

- Ở cấu trúc số 4 ta phải dùng “both of” trước một đại từ tân ngữ nhưng bây giờ ta có thể làm ngược lại, với điều kiện là trước đại từ tân ngữ phải có một động từ (verb)

Ex: I hope he will invite us both to his wedding
(Tôi hi vọng là anh ta sẽ mời cả hai chúng tôi đến dự đám cưới)

Chicken soup and spaggetti are really good. I like them both
(Súp gà và mì Ý thực sự rất ngon. Tôi thích cả hai món)

Tonight, I’ll take you both to a great place
(Tối nay tôi sẽ dẫn cả hai cậu đến một nơi tuyệt vời)

6. Cấu trúc: TO BE + BOTH

- “Both” có thể đi sau một động từ “to-be” hoặc các trợ động từ (như have, has) và các động từ khiếm khuyết (modal verbs), chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn ở phần sau, còn ở phần này ta chỉ quan tâm đến “to-be” đứng trước “both”

Ex: I am both a scientist and a translator
(Tôi vừa là nhà khoa học vừa là thông dịch viên)

The enemies are both willing to go to mediation
(Cả hai kẻ địch đều sẵn sàng đi đến hòa giải)

We were both happy with a christmas gift from Santa Claus
(Cả hai chúng tôi đều đã rất hạnh phúc với món quà giáng sinh từ ông già Noel)

7. Cấu trúc: MODAL VERB + BOTH + VERB

- Như các bạn đã biết, “modal verb” là các động từ khiếm khuyết như can, could, may, might, will, shall, should,… Như đã nói ở trên, “both” có thể đi sau các động từ khiếm khuyết này, hãy cùng xem những ví dụ nhé

Ex: My friends can both speak Russia but I can not
(Cả hai đứa bạn của tôi đều biết tiếng Nga còn tôi thì không) 

The flower pots should both be watered 
(Cả hai chậu hoa nên được tưới nước)

My parents would both be shocked if they knew my exam results
(Bố mẹ tôi sẽ sốc lắm nếu họ biết kết quả thi của tôi)

8. Cấu trúc: BOTH + OTHER VERBS

- “Both” có thể kết hợp với những động từ khác ở phía sau nó. Nếu trường hợp có trợ động từ trong câu thì trợ động từ phải đứng trước “both”, chính xác là cấu trúc của câu phải như thế này: trợ động từ + both + động từ thường.

Ex: My parents both wanted a new house and a new car
(Bố mẹ tôi đều mong muốn có một căn nhà mới và một chiếc xe hơi mới)

They both divorced a few times before they met each other
(Cả hai người bọn họ đều đã ly hôn một vài lần trước khi gặp nhau)

We have both thought about the future since we were in high school 
(Cả hai chúng tôi đều đã nghĩ về tương tai từ khi chúng tôi còn học phổ thông)

9. PHỦ ĐỊNH CỦA “BOTH”

- Chúng ta không dùng “both” trong câu phủ định, thay vào đó chúng ta sử dụng “neither”
Chúng ta không nói: Both of them are not invited to his wedding
Mà phải nói: Neither of them are invited to his wedding

>> Nguồn: Sưu tầm

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

Những từ Tiếng Anh bị "hắt hủi" nhất trên đời, ngay cả người dân bản địa cũng không biết chúng tồn tại


Dưới 3% số người được khảo sát biết đến những từ Tiếng Anh này thôi.
63 sự khác nhau thú vị về từ vựng của tiếng Anh-Anh và Anh-Mỹ mà ai học Tiếng Anh cũng nên biết
Bạn đang nhìn thấy từ vựng "bị ghét" bậc nhất trong tiếng Anh và đây là lý do

Từ tiếng Anh bị hắt hủi nhất trên Thế Giới


Một trung tâm nghiên cứu ngôn ngữ mới đây đã thực hiện khảo sát với khoảng 480.000 kết quả kiểm tra Tiếng Anh trực tuyến của Đại học Ghent. Và kết quả thật bất ngờ có rất nhiều từ Tiếng Anh mà chỉ có dưới 3% người được hỏi biết đến sự tồn tại của chúng.
Đây phần lớn là những danh từ. Cũng dễ hiểu thôi vì trong giao tiếp, danh từ thường không mang lại ấn tượng mạnh bằng tính từ hay trạng từ, và chúng thường không có một hậu tố phân biệt như các tính từ có đuôi "able", "ful" hay "ous".
Một số trong những từ này là các từ cổ hoặc du nhập từ nước ngoài, được dùng từ rất lâu trong lịch sử và đến nay hầu như chúng ta không còn nghe đến chúng nữa.
Và có đến 8.3% người tham gia lựa chọn những từ dưới đây là "không tồn tại" trong hệ thống ngôn ngữ Tiếng Anh.
Dưới đây là định nghĩa của các từ này. Tuy ít được sử dụng nhưng biết ý nghĩa của những từ này cũng khá hay ho đấy!
Genipap (n): Đây là danh từ chỉ một loài cây nhiệt đới có quả màu nâu đỏ, có thể sử dụng để ép nước uống.
Futhorc (n): Một từ Tiếng Anh cổ chỉ bảng chữ cái Runic.
Witenagemot (n): Một Hội đồng Luật pháp ở Anglo-Saxon.
Gossypol (n): Tên một loại chất nhuộm độc hại có thể ức chế tinh trùng.
Chaulmoogra (n): Một loại cây có quả ở Châu Á mà hạt có chứa một loại dầu có thể điều trị bệnh phong.
Alsike (n): Cỏ ba lá có nguồn gốc châu Âu.
Chersonese (n): Một danh từ cùng nghĩa với "peninsula" - bán đảo.
Cacomistle (n): Một loại động vật ăn thịt, gần giống với gấu trúc.
Yogh (n): Một từ cổ trong Tiếng Anh nhằm chỉ cách phát âm của chữ "y".
Smaragd (adj): Tính từ chỉ một màu xanh sáng như màu ngọc bích
Duvetyn (adj): một loại vải mềm làm bằng len, bông, tơ tằm hoặc lụa, thường được dùng để che phủ các tấm sofa.
Fylfot (n): Hình chữ vạn.
Yataghan (n): Thanh mã tấu cong của người Thổ Nhĩ Kỳ.
Dasyure (n): Một loại thú nhỏ có túi và ăn thịt.
Simoon (n): tên một loại gió mạnh và nóng thổi trên sa mạc Sahara và Arabian.
Stibnite (n): Là một khoáng chất sulphit. Vật liệu màu xám nhạt kết tinh trong một nhóm không gian ảo.
Didapper (n): Tên của một loài chim nhỏ.
>> Nguồn: Kênh 14

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2018

Phân biệt cách sử dụng của Come back, Go Back và Return


“Go back”, “Comeback” và “Return” cùng để chỉ sự trở lại, quay lại. Nhưng các bạn đã bao giờ tìm hiểu chúng khác nhau như thế nào chưa? Hãy cùng mình đi tìm hiểu điều này ngay nhé.

Cách phân biệt Go Back, Come back và Return

Go back

Dùng để chỉ việc trở về một địa điểm, một nơi mà bạn gần đây hoặc ban đầu đến từ đó, hoặc một nơi mà bạn đã từng ở đây. Thông thường, “Go back” được nhìn dưới góc độ của người trở về.
Ví dụ:
This restaurant was terrible so that I’m vever going back there again. ( Nhà hàng này chán quá tôi sẽ không quay lại lần nào nữa)
Do you think you’ll ever go back to London? ( Cậu có nghĩ cậu sẽ quay trở lại London không?)

Comeback

Chỉ việc trở về nhưng nhìn từ góc độ của người hoặc địa điểm mà ai đó sẽ trở về.
Ví dụ:
I’ll come back and pick you up in half of hour. ( Tớ sẽ trở lại và đón cậu trong nửa tiếng nữa)
When is Tom comeback from Ireland? ( Khi nào Tom quay trở lại từ Ireland?)

Return

Dùng để chỉ hành động trở về từ một địa điểm này đến một địa điểm khác.
Ví dụ:
The woman returns to her mother. ( Người phụ nữ trở về với mẹ cô ấy)
He will have returned to his country. ( Anh ấy sẽ quay trở lại đất nước của anh ấy rồi)

Bài tập

Điền vào ô trống dạng đúng của go back/come back/return.
1. _______soon!
2. She doesn’t want to_______to her husband.
3. You_______very late last night.
4. When _______she_______home from the trip?
5. She_______to Australia tomorrow after six months in Europe.
6. Of course we want to_______some day—it’s our country, our real home.
7. She _______ at the speaker with some sharp questions.
8. Of course we want to ______ Vietnam some day—it’s our country
9.  He_______very late last night.
10. When _______she_______home from the trip?
11. She_______to Australia tomorrow after six months in Europe.
12. Of course we want to_______some day—it’s our country, our real home.

Đáp án

1. Come back
2. go back
3. came back
4. did…return
5 . is returning
6. go back
7. came back
8. go back
9. came back
10. did…return
11. is returning
12. go back
Để phân biệt “Come back”, “Go back” và “Return” không phải là một điều khó khăn. Trên đây chính là cách sử dụng của chúng mà mình muốn giới thiệu với các bạn. Chúc các bạn luôn học tốt nhé.
>> Nguồn: Tổng hợp

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018

Làm chủ động từ Khuyết thiếu (Modal verbs) Từ A Tới Z


Động từ khiếm khuyết là những động từ được dùng để bày tỏ khả năng, sự chắc chắn, nghĩa vụ, sự cho phép... Vậy cách dùng của Modal verbs như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay các bạn nhé.

Đặc điểm của động từ khuyết thiếu (Modal verbs)

Làm chủ động từ Khuyết thiếu

Luôn phải có một động từ nguyên mẫu theo sau

He must be at home right now. = Anh ấy chắc hẳn phải đang ở nhà.
Động từ nguyên mẫu be theo sau động từ khiếm khuyết must
She should listen to her parents' advice. = Cô ấy nên nghe lời khuyên của bố mẹ.
Động từ nguyên mẫu listen theo sau động từ khiếm khuyết should

Không bao giờ thay đổi hình thức theo chủ ngữ

Các động từ bình thường phải thêm -s hay -es nếu chủ ngữ là danh từ số ít, nhưng động từ khiếm khuyết thì không thay đổi hình thức gì cả.
I can run fast. = Tôi có thể chạy nhanh.
She can go home now. = Cô ấy có thể về nhà bây giờ.
All students can do their homework next week. = Tất cả học sinh có thể làm bài tập về nhà vào tuần sau.
Như ta có thể thấy ở các ví dụ trên, động từ khiếm khuyết can không thay đổi hình thức, cho dù chủ ngữ có là số ít hay số nhiều đi nữa.
I can run fast.
I can run fast.



Khi phủ định thì không cần trợ động từ mà chỉ cần thêm "not" trực tiếp vào phía sau

Ta có thể so sánh 2 ví dụ sau:
He lies to his friends. → He does not lie to his friends. (mượn trợ động từ to do)
He should lie to his friends. → He should not lie to his friends. (không cần trợ động từ)

Khi đặt câu hỏi thì không cần trợ động từ mà chỉ cần đảo động từ khiếm khuyết ra trước chủ ngữ

Ta có thể so sánh 2 ví dụ sau:
He speaks English. → Does he speak English?
He can speak English → Can he speak English?

Không có các dạng V-ing, V-ed, To Verb

Khác với những động từ bình thường, động từ khiếm khuyết chỉ có một dạng duy nhất là dạng nguyên mẫu.
Ví dụ: động từ khiếm khuyết must không có dạng musting, musted hay to must.
Can he speak English?
Can he speak English?


Các chức năng của các động từ khiếm khuyết

Sau đây là các chức năng thông dụng nhất của các động từ khiếm khuyết:

Khả năng xảy ra

Chúng ta dùng các động từ can, must, may, might để phỏng đoán khả năng xảy ra một việc việc nào đó.
Mức độ chắc chắn giảm dần: must, can, may, might.
Learning English can be hard to some.
Việc học tiếng Anh có thể khó khăn với một số người.
It's snowing outside. It must be cold.
Ở ngoài đang có tuyết. Chắc hẳn là lạnh lắm.

Khả năng, năng lực, kỹ năng

Chúng ta dùng các động từ can và could để nói về khả năng, năng lực.
Can dùng khi nói về khả năng ở hiện tại, còn could dùng khi nói về khả năng trong quá khứ.

He can't speak Korean.
Anh ấy không biết nói tiếng Hàn Quốc.
My grandfather could swim fast when he was a young boy.
Ông của tôi có thể bơi nhanh lúc ông còn nhỏ.
My grandfather could swim fast when he was a young boy.
My grandfather could swim fast when he was a young boy.

Nghĩa vụ, lời khuyên

Chúng ta dùng các động từ must, ought to, should để thể hiện ý phải làm hay nên làm cái gì đó.
Mức độ bắt buộc giảm dần: must, ought to, should
Students must do their homework.
Học sinh phải làm bài tập về nhà.
You should visit your parents often.
Bạn nên thường xuyên đến thăm cha mẹ.

Cho phép và xin phép

Chúng ta dùng các động từ may, might, can, could để thể hiện sự cho phép làm việc gì đó.
You may not eat or drink in the library.
Bạn không được ăn uống trong thư viện.
Could I go home early today?
Hôm nay tôi có được phép về nhà sớm không?
You may not eat or drink in the library.
You may not eat or drink in the library.

Yêu cầu, lời mời lịch sự

Chúng ta dùng các động từ can, could, will, would, shall trong các yêu cầu hay lời mời lịch sự.
Could you help me with this?
Bạn có thể giúp tôi chuyện này được không?
Would you like some coffee?
Bạn có muốn uống cà phê không?

Ý muốn, lời hứa

Chúng ta dùng các động từ will để thể hiện ý muốn làm gì hoặc hứa làm gì.
I will stay here with you.
Tôi sẽ ở đây với bạn.

Thói quen

Chúng ta dùng các động từ will và would để nói về thói quen trong hiện tại (will) hoặc quá khứ (would).
When I was little, I would play outside all day.
Khi tôi còn nhỏ, tôi thường hay chơi đùa ở ngoài cả ngày.
Tim will always be late!
Tim lúc nào cũng tới trễ!

Tổng hợp tất cả các động từ khiếm khuyết thông dụng

Cách dùng
Ví dụ
can
- phỏng đoán khả năng một việc xảy ra ở hiện tại: có thể xảy ra
- nói về khả năng, năng lực ở hiện tại: có thể làm được gì đó
- cho phép hoặc xin phép: được phép làm gì đó
- dùng trong yêu cầu hay lời mời lịch sự
- Learning English can be hard to some.
- He can speak French.
- They can go home now.
- Can you help me with this?
could
- nói về khả năng, năng lực trong quá khứ: có thể làm được gì đó
- cho phép hoặc xin phép một cách lịch sự: được phép làm gì đó
- dùng trong yêu cầu hay lời mời lịch sự
- She couldn't remember his name.
- Could I open the window?
- Could you turn on the lights, please?
may
- phỏng đoán khả năng một việc xảy ra ở hiện tại: có thể xảy ra
- cho phép hoặc xin phép
- It may take two hours.
- She may not leave until he says so.
might
- phỏng đoán khả năng một việc xảy ra ở hiện tại: có thể xảy ra
- cho phép hoặc xin phép
- It might rain.
- Might I use your phone?
must
- phỏng đoán khả năng một việc xảy ra ở hiện tại: gần như chắc chắn xảy ra
- bắt buộc phải làm gì đó
Lưu ý: must not = bắt buộc không được làm gì đó
- It must be hot outside.
- He must write the report now.
ought to
- nên làm gì đó
They ought to apologize.
shall
- dùng trong yêu cầu hay lời mời lịch sự
Lưu ý: chỉ dùng cho ngôi I và we
Shall we dance?
should
- nên làm gì đó
You should wait here.
will
- sự việc sẽ xảy ra sau thời điểm hiện tại (thì tương lai đơn)
- thói quen ở hiện tại
- dùng trong yêu cầu hay lời mời lịch sự
- thể hiện ý muốn, đưa ra một lời hứa
- She will send me a letter soon.
- Tim will always be late!
- Will you marry me?
- I will never leave you alone.
would
- sự việc sẽ xảy ra sau một thời điểm trong quá khứ
- thói quen trong quá khứ
- dùng trong yêu cầu hay lời mời lịch sự
- She said she would send me a letter soon.
- When I was little, I would play outside all day.
- Would you go and wait outside for a bit?

Dạng quá khứ của các động từ khiếm khuyết

Can - Could - Could have

Could và could have là 2 dạng quá khứ của can. Vậy chúng có gì khác nhau?

could: đã có khả năng làm được trong quá khứ, còn bây giờ thì không làm được nữa
could have: đã có khả năng làm được trong quá khứ, nhưng vì một lý do nào đó mà lúc đó đã không làm vậy

Ví dụ:
I could run faster: Lúc trước tôi có thể chạy nhanh hơn, còn bây giờ thì tôi không chạy nhanh hơn được.
I could have run faster: Tôi (đáng lẽ ra) đã có thể chạy nhanh hơn, nhưng vì một lý do nào đó mà lúc đó tôi đã không chạy nhanh hơn.
I could have run faster
I could have run faster.

May - Might - May have - Might have

May có 2 nghĩa chính, và dạng quá khứ của may tùy thuộc vào nghĩa của nó:
might: dùng thay thế cho may khi tường thuật lại một lời xin phép.
I asked him "May I come in?" → I asked him if I might come in.
may have và might have: dùng để phỏng đoán một việc đã có thể xảy ra rồi
The bus might have left. → Xe buýt có thể đã rời đi rồi.
Như vậy, khi nào may có nghĩa xin phép thì dạng quá khứ là might, còn khi nào may có nghĩa phỏng đoán thì dạng quá khứ là may have hoặc might have.

Must - Must have - Had to

Must có 2 nghĩa chính, và dạng quá khứ của must tùy thuộc vào nghĩa của nó:
must have: phỏng đoán một sự việc gần như chắc chắn đã xảy ra
She was trembling. It must have been very cold outside. → Cô ấy run cầm cập. Ở ngoài trời chắc hẳn đã rất lạnh.
had to: đã phải làm một việc gì đó trong quá khứ
I had to clean the dishes all by myself yesterday → Hôm qua tôi đã phải rửa hết đống chén đĩa một mình.

Should - Should have

Should có nghĩa là "nên làm gì đó" thì should have có nghĩa là "đáng lẽ ra đã phải làm gì đó".
I should study harder. → Tôi nên học chăm chỉ hơn.
I should have studied harder. → Đáng lẽ ra tôi đã phải học chăm chỉ hơn.

>> Nguồn: St