This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

Phân biệt comprise, consist of, compose, include và contain

Comprise, consist of, compose, include và contain cả 5 từ này đều có nghĩa là bao gồm, chứa đựng. Tuy có cùng ý nghĩa nhưng cách dùng của mỗi từ lại không giống nhau. Để biết cách dùng của từng từ trong những trường hợp cụ thể, hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé.

Phân biệt comprise, consist of, compose, include và contain


Consist of và Comprise
Hai từ Consist of (sth) và Comprise có cách dùng khá giống nhau. Chúng ta dùng consist of và comprise để chỉ các thành phần đã cấu tạo nên một cái gì đó. Ví dụ:

The British Parliament comprises/consists of the House of Commons and the House of Lords
Quốc hội Anh bao gồm Hạ viện và Thượng viện.

Lưu ý:
Sau comprise không có giới từ of; sau consist thì cần có.
Không dùng hai động từ trên trong thì tiếp diễn.
Ví dụ:

The whole group consists of students. (Toàn bộ nhóm gồm có các sinh viên)
Không nói The whole group is consisting of students.
Tránh dùng cấu trúc to be comprised of.

Chúng ta chỉ dùng cấu trúc to be consisted of ở thể chủ động

Ví dụ:

The whole group consists of students.
Không nói The whole group is consisted of students.

Compose

Compose đồng nghĩa với make up hoặc to make (làm, cấu thành) đề cập đến những thành phần hợp thành cái toàn thể, sau compose là cái mà các thành phần đã cấu tạo nên nó (ngược lại với comprise).

Compose có thể dùng trong cả thì chủ động và bị động, nhưng cần lưu ý chủ ngữ của câu (subject)

Ví dụ:

Two atoms of hydrogen and one atom of oxygen compose the water molecule
(Hai nguyên tử hydro và một nguyên tử oxy cấu thành các phân tử nước.)
= The water molecule is composed of two atoms of hydrogen and one atom of oxygen

(Các phân tử nước được cấu thành bởi hai nguyên tử hydro và một nguyên tử oxy.)

Lưu ý: Compose cũng không được dùng trong thì tiếp diễn

Include

Mang ý nghĩa là bao gồm, kể cả, đồng nghĩa với comprise. Sau nó là các thành phần, có thể không cần đầy đủ các thành phần hay một phần mà cấu tạo nên cái toàn thể (part of the whole).

Ví dụ:

Box includes 5 pens and 4 books.
Hộp bao gồm 5 cái bút và 4 quyển sách.
Include còn có nghĩa là mang thêm, cộng thêm vào

Ví dụ:

I haven’t included my notebook in the bag.
Tôi đã không để quyển sổ ghi chép vào trong túi.
Include cũng thường hay xuất hiện dưới dạng V-ing là including.

Ví dụ:

There are 7 people, including 2 children in the boat.
Có 7 người trên thuyền, trong đó có hai trẻ em.

Contain

Mang ý nghĩa chứa đựng (có bên trong), bao gồm, bao hàm (have inside, have as part).

Contain khác với consist of ở chỗ là nó mang tính chứa đựng hơn là tính bao gồm.

Ví dụ:

The bottle contains water.
Cái chai chứa nước.
(Ý nói trong chai không còn gì ngoài nước)

This drink contains no alcohol.
Đồ uống không chứa cồn.
(Có nghĩa là cồn không phải là một phần hay thành phần của đồ uống này.)

Lưu ý: Từ container nghĩa là đồ đựng, thùng chứa, thùng hàng.

Hi vọng qua bài viết này các bạn sẽ phân biệt được cách dùng của comprise, consist of, compose, include và contain nhé.
>> Nguồn: sưu tầm

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2018

Cách phân biệt danh từ, động từ, tính từ,trạng từ trong tiếng Anh

Nếu bạn chưa biết vị trí của Danh Từ , Động Từ , Tính Từ , Trạng Từ trong câu cũng như cách nhận biết chúng thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé

Cách phân biệt danh từ, động từ, tính từ,trạng từ trong tiếng Anh

I. Danh từ (nouns):


Danh thường được đặt ở những vị trí sau :

1. Chủ ngữ của câu (thường đứng đầu câu, sau trạng ngữ chỉ thời gian)

Ví dụ 1: Maths is the subject I like best.

Trong đó, Maths là danh từ làm chủ ngữ của câu

Ví dụ 2: Yesterday Lan went home at midnight.



Trong đó, Yesterday là trạng từ chỉ thời gian, và Lan là danh từ làm chủ ngữ câu

2. Sau tính từ: my, your, our, their, his, her, its, good, beautiful….

Ví dụ 3: She is a good teacher.

Trong đó, good là tính từ, và danh từ sẽ là teacher

Ví dụ 4: His father works in hospital.



Trong đó, his là tính từ sở hữu, và danh từ là father

3. Làm tân ngữ, sau động từ

Ví dụ 5: I like English.

Trong đó, động từ like và danh từ là Englih

4. Sau “enough”

Ví dụ 6: He didn’t have enough money to buy that car.



5. Sau các mạo từ a, an, the hoặc các từ this, that, these, those, each, every, both, no, some, any, few, a few, little, a little,…..(Lưu ý cấu trúc a/an/the adj noun)

Ví dụ 7: This book is an interesting book.

6. Sau giới từ: in, on, of, with, under, about, at……

Ví dụ 8: Nam is good at Chemistry.


II. Tính từ (adjectives)


Tính từ thường đứng ở các vị trí sau:

1. Trước danh từ: Adj N

Ví dụ 9: Ho Ngoc Ha is a famous singer.

2. Sau động từ liên kết: tobe/seem/appear/feel/taste/look/keep/get adj

Ví dụ 10: She is beautiful

Lưu ý: Cấu trúc keep/make O adj

Ví dụ 11: She makes me happy

3. Sau “too”: S tobe/seem/look…. too adj…

Ví dụ 12: He is too ugly to love her

4. Trước “enough”: S tobe adj enough…

Ví dụ 13: He is tall enough to play volleyball.

5. Trong cấu trúc so…that: tobe/seem/look/feel….. so adj that

Ví dụ 14: The weather was so bad that we decided to stay at home

6. Tính từ còn được dùng dưới các dạng so sánh (lưu ý tính từ dài hay đứng sau more, the most, less, as….as)

Ví dụ 15: Meat is more expensive than fish.

Ví dụ 16: Bao Thy is the most intelligent student in my class

7. Tính từ trong câu cảm thán: How adj S V và What (a/an) adj N

Ví dụ 17: How beautiful she is!

III. Trạng từ (adverbs)


Trạng từ thường đứng ở các vị trí sau

1. Trước động từ thường (nhất là các trạng từ chỉ tần suất: often, always, usually, seldom….)

Ví dụ 18: They often get up at 6am.

2. Giữa trợ động từ và động từ thường

Ví dụ 19: I have recently finished my homework.

3. Sau động từ tobe/seem/look…và trước tính từ: tobe/feel/look… adv adj

Ví dụ 20: She is very nice.


4. Sau “too”: V(thường) too adv

Ví dụ 21: The teacher speaks too quickly.

5. Trước “enough” : V(thường) adv enough

Ví dụ 22: The teacher speaks slowly enough for us to understand.

6. Trong cấu trúc so….that: V(thường) so adv that

Ví dụ 23: Jack drove so fast that he caused an accident.

7. Đứng cuối câu

Ví dụ 24: The doctor told me to breathe in slowly.

8. Trạng từ cũng thường đứng một mình ở đầu câu, hoặc giữa câu và cách các thành phần khác của câu bằng dấu phẩy (,)

Ví dụ 25: Last summer I came back my home country

Ví dụ 26: My parents had gone to bed when I got home.

Ví dụ 27: It’s raining hard. Tom,however, goes to school.

IV. Động từ (verbs)


Vị trí của động từ trong câu rất dễ nhận biết vì nó thường đứng sau chủ ngữ (Nhớ cẩn thận với câu có nhiều mệnh đề).

Ví dụ 28: My family has five people.

Ví dụ 29: I believe her because she always tells the truth.

Chú ý: Khi dùng động từ nhớ lưu ý thì của nó để chia cho đúng.

Dấu hiệu của danh từ, tính từ, trạng từ

I. Danh từ (nouns)

Danh từ thường kết thúc bằng: -tion/-ation, -ment, -er, -or, -ant, -ing, -age, -ship, -ism, -ity, -ness

Ví dụ 30: distribution, information, development, teacher, actor, accountant, teaching, studying, teenage, friendship, relationship, scholarship, socialism, ability, sadness, happiness….

II. Tính từ (adjective)

Tận cùng là “able”: comparable, comfortable, capable, considerable

Ví dụ 31:We select the hotel because the rooms are comfortable

Tận cùng là “ible”: responsible, possible, flexible

Ví dụ 32: She is responsible for her son’s life

Tận cùng là “ous”: dangerous, humorous, notorious, poisonous

Ví dụ 33: She is one of the most humorous actresses I’ve ever known

Tận cùng là “ive”: attractive, decisive

Ví dụ 34: She is a very attractive teacher

Tận cùng là “ ent”: confident, dependent, different

Ví dụ 35: He is confident in getting a good job next week

Tận cùng là “ful”: careful, harmful, beautiful

Ví dụ 36: Smoking is extremely harmful for your health

Tận cùng là “less”: careless, harmless

Ví dụ 37: He is fired because of his careless attitude to the monetary issue

Tận cùng là “ ant”: important

Ví dụ 38: Unemployment is the important interest of the whole company

Tận cùng “ic”: economic, specific, toxic

Ví dụ 39: Please stick to the specific main point

Tận cùng là “ ly”: friendly, lovely, costly

Ví dụ 40:Making many copies can be very costly for the company.

Tận cùng là “y”: rainy, sunny, muddy (đầy bùn), windy…

Ví dụ 41: Today is the rainy day

Tận cùng là “al”: economical (tiết kiệm), historical, physical…

Ví dụ 42: Instead of driving to work, he has found out a more economical way to save money.

Tận cùng là “ing”: interesting, exciting, moving = touching (cảm động)

Ví dụ 43: I can’t help crying because of the moving film

Tận cùng là “ed”: excited, interested, tired, surprised…

Ví dụ 44: He has been working so hard today, so he is really exhausted

III. Trạng từ (adverbs)


Trạng từ thường được thành lập bằng cách thêm đuôi “ly” vào tính từ

Beautiful => beautifully, useful => usefully, careful => carefully, bad => badly….

Ví dụ 45: I have recently finished my homework
>> Nguồn: Duolingo

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2018

Trẻ em có học tiếng Anh tốt hơn người lớn?

Giữa những “mớ” kiến thức từ vựng, cấu trúc tiếng Anh không thể nhồi nhét, nhiều học viên người lớn đổ rằng đó là do khả năng tiếp thu ngoại ngữ khi trưởng thành bị kém đi. Họ cho rằng trí óc trẻ nhỏ còn nhiều chỗ trống cho kiến thức mới, rằng trẻ có trí nhớ tốt hơn và khả năng thích nghi với ngôn ngữ cao hơn. Các lý do trên liệu có thật hay không?

Trẻ em có học tiếng Anh tốt hơn người lớn?


Sự thật là, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã tìm ra, dưới các điều kiện nhất định, người lớn có thể thể hiện tốt hơn trong việc học ngoại ngữ. Dưới đây là bốn cách cho thấy khả năng học ngoại ngữ của người lớn có thể còn mạnh mẽ hơn so với trẻ nhỏ. 


Người lớn vốn đã sẵn có kiến thức về ngôn ngữ


Trong khi trẻ còn đang phải học cách sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, người lớn đã nắm vững cơ chế hoạt động của ngôn ngữ. Người trưởng thành cũng đã hiểu về những khái niệm ngữ pháp, chẳng hạn như chia động từ ra sao, hay trạng từ có chức năng gì, v.v. 

Họ cũng đã biết cách thành lập câu, nắm được cách chấm câu, cũng như đánh vần. Với trẻ, những kỹ năng này vẫn đang dần phát triển. Họ cũng thông thạo hơn trong việc nhận diện các mẫu câu, và áp dụng các quy tắc ngôn ngữ.

Trẻ em có khả năng phát âm ngoại ngữ tốt hơn (nhưng không thành vấn đề!)


Người học càng trẻ tuổi, sẽ càng có khả năng bắt chước các âm và hình thành cách phát âm - điều này là sự thật. Não bộ dễ dàng tiếp nhận các âm mới hơn khi còn trẻ, vì vậy sẽ khá khó để người lớn tuổi nói ngoại ngữ mà không bị “nhiễm” âm địa phương. 

Học viên ở độ tuổi trẻ cũng linh hoạt hơn trong việc nhận diện những khác biệt nhỏ về âm. Điều này giải thích vì sao người trưởng thành gặp khó khăn với những từ tiếng Anh có phát âm gần giống nhau như “pin” và “pen” như vậy. 

Vấn đề nặng âm địa phương có vẻ sẽ khiến người học tiếng Anh bị ảnh hưởng đôi chút, tuy nhiên phát âm không phải là tất cả khi đánh giá khả năng nói thành thạo. Những từ phát âm sai vẫn có thể được hiểu đúng khi đặt vào bối cảnh của câu. 

Với một ngôn ngữ phổ biến như tiếng Anh, ngay cả những người bản xứ cũng đã khá quen với việc nghe nhiều người nước ngoài phát âm thứ tiếng của họ, và đương nhiên là quen với cả những sắc thái địa phương. Vì vậy, trừ khi cách phát âm của bạn cực kỳ tệ, các âm địa phương sẽ không cản trở việc giao tiếp.

Thước đo năng lực ngôn ngữ của người lớn và trẻ em khác nhau


Bởi trẻ sử dụng được lượng từ vựng hạn hẹp và cú pháp đơn giản hơn so với người lớn, tiêu chuẩn về “sự trôi chảy” đối với trẻ em là thấp hơn. Việc giao tiếp của người lớn đương nhiên phức tạp hơn rất nhiều. Người lớn chúng ta luôn được kỳ vọng là phải giao tiếp được ở các chủ đề sâu và rộng hơn nhiều so với trẻ nhỏ. Các bối cảnh yêu cầu sử dụng tiếng Anh của người lớn cũng rộng và phức tạp hơn nhiều so với trẻ, chẳng hạn như ở nơi làm việc, khi đi du lịch. Vì vậy, kiến thức từ vựng và diễn đạt ngoại ngữ được yêu cầu ở người lớn là cao hơn, khi đánh giá năng lực ngoại ngữ của họ. 

Bởi những kỳ vọng dành cho họ, người lớn thường gặp nhiều áp lực khi phải nói ngoại ngữ. Họ e dè hơn, dễ ngượng nghịu và  ưa giữ thể diện hơn. Trẻ không gặp những áp lực như vậy, vì thế chúng thoải mái hơn khi sử dụng ngoại ngữ. 

Người lớn và trẻ em đều thành công khi sử dụng những nguồn tài liệu như nhau

Ở đây, chúng ta nói về vấn đề cơ hội, chứ không phải khả năng. Trẻ em học tiếng Anh tại trường được cung cấp lộ trình học thiết kế rõ ràng, với giáo viên giàu kinh nghiệm, được sử dụng các tài liệu học tập bao gồm sách tiếng Anh, video, hay trò chơi. 

Nếu người lớn có được thời gian và môi trường học tương tự, sự thành công trong việc học ngoại ngữ là tương đương. 

Nhiều người đi làm tìm đến với những ứng dụng hay phần mềm tự học tiếng Anh tại nhà, nhưng sau cùng nhận thấy rằng việc sử dụng tiếng Anh thành công là điều không thể. Khi không có sự hỗ trợ, định hướng từ giáo viên, hoặc không có môi trường để trò chuyện, thực hành ngoại ngữ thường xuyên, người học rất dễ bị mất phương hướng và không biết phải học từ đâu. 

Một điều khiến trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn, là các lớp học thường dành thời gian cho các trò chơi. Bài hát, đồng dao, cũng như các trò chơi vận động thường xuyên được xen kẽ trong thời gian trên lớp. Các giờ học ngoại ngữ của người lớn thường nghiêm túc và trầm lắng hơn, và thiếu đi những hoạt động tương tác giúp học viên “lên tinh thần”. Giáo viên giàu kinh nghiệm giảng dạy sẽ thường đưa các hoạt động như vậy vào lớp học, dù bất kể độ tuổi nào. Vì vậy, bạn đừng thấy ngại khi tham gia những hoạt động cùng giáo viên trong buổi học nhé. 
 >> Nguồn: homeclass.vn

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2018

Mệnh đề danh từ tiếng Anh là gì và có chức năng như thế nào??

Cùng Benative tìm hiểu khái niện về mệnh đề danh từ tiếng Anh và cách sử dụng qua bài viết dưới đây ngay các bạn nhé

Mệnh đề danh từ tiếng Anh là gì và có chức năng như thế nào

Mệnh đề danh từ tiếng Anh là gì ???

Mệnh đề danh từ là một mệnh đề phụ thuộc mà bao gồm một lien tu kết hợp subordinating được theo sau bởi một menh de và thực hiện một chức năng danh tu. Mệnh đề danh từ thực hiện chín chức năng ngữ pháp trong ngữ pháp tiếng Anh:

1. Subject( chủ ngữ )

icon-list-2Các chức năng ngữ pháp đầu tiên thực hiện các mệnh đề danh từ là chủ ngữ. Chủ ngữ là một từ, cụm từ hay mệnh đề mà n ó l à chủ thể của hành động. Ví dụ, các mệnh đề danh từ nghiêng sau chức năng như chủ ngữ:

Whoever ate my lunch is in big trouble.
• How you will finish all your homework on time is beyond me.
• That the museum cancelled the lecture disappoints me.
• For you to not graduate from college now is such as shame.

2. Subject complement (bổ ngữ của chủ ngữ)

icon-list-2chức năng ngữ pháp thứ hai mà menh de danh tu thực hiện là bổ ngữ của chủ ngữ. Bổ ngữ của chủ ngữ là một từ, cụm từ hay mệnh đề và theo sau động từ to be ,và linking verb và mô tả chủ ngữ của một mệnh đề.

The truth was that the moving company lost all your furniture.
• My question is whether you will sue the company for losses.
• The first place winner will be whoever swims the farthest in an hour.

3. Direct object (tân ngữ trực tiếp)


icon-list-2Các chức năng ngữ pháp thứ ba mà mệnh đề danh từ thực hiện là tân ngữ trực tiếp. Tân ngữ trực tiếp là một từ, cụm từ hay mệnh đề mà nó theo sau Ngoại động từ và trả lời câu hỏi “ai?” hoặc “cái gì?” nhận được hành động của động từ. Ví dụ, các mệnh đề danh từ nghiêng sau chức năng như các đối tượng trực tiếp:

• The counselor has been wondering if she chose the right career.
• Do you know when the train should arrive?
• Our dog eats whatever we put in his bowl.
• Please tell me what you want

4. Object complement (bổ ngữ của tân ngữ)

icon-list-2Các chức năng ngữ pháp thứ tư mà mệnh đề danh từ thực hiện là bổ ngữ của tân ngữ . bổ ngữ của tân ngữ c ó thể là 1 từ, cụm từ và mệnh ,mà nó theo sau và trực tiếp bổ nghĩa cho tân ngữ.

Her grandfather considers his biggest mistake that he did not finish college. ( consider something (as) something ) – xem cái gì như cái gì
• The committee has announced the winner whoever wrote the essay on noun clauses.
• You may call your husband whatever you wish. (call somebody/something + noun) – miêu tả ai/cái gì như ai cái gì


5. Indirect object (tân ngữ gián tiếp)

icon-list-2Các chức năng ngữ pháp thứ năm ma menh de danh tu thực hiện là làm tân ngữ gián tiếp ,tân ngu truc tiep co the là 1 tu,cụm từ,mệnh đề và trả lời cho cau hỏi to/for what, to/for whom

• The judge will give what you said some deliberation during her decision.
• The group has given that most Americans do not support their cause little consideration.
• My parents gave that my brother wants his own car much thought

6. Prepositional complement (bổ ngữ giới từ hay còn gọi là tân ngữ giới từ)


icon-list-2chức năng ngữ pháp thứ sáu mà mệnh đề danh từ thực hiện là tân ngữ của giới từ. tân ngữ của giới từ co the 1 là một từ, cụm từ hay mệnh đề và trực tiếp theo sau một giới từ

Some people believe in whatever organized religion tells them.
• We have been waiting for whoever will pick us up from the party.
• My husband did not think about that I wanted some nice jewelry for my birthday.

7. Adjective phrase complement (bổ ngữ cụm tính từ)


icon-list-2chức năng ngữ pháp thứ bảy mà mệnh đề danh từ thực hiện là bổ nghĩa cho cụm tính từ.

• I am pleased that you are studying noun clauses.
• The toddler was surprised that throwing a tantrum did not get him his way.
• My brother is angry that someone dented his new car.
• I am sad that my husband is sick again.

Lưu ý : CHỈ CÓ mệnh đe danh tu THAT- clause chi co the thuc hien chuc nang nhu 1 bo ngha cho cum tinh tu khi cum tinh tu thuc hien chuc nang cua mot bo ngu cua chu ngu( dung sau to be,và linking verb)

8. Noun phrase complement (bổ ngữ cụm danh từ)

icon-list-2chức năng ngữ pháp thứ tám mà mệnh đề danh từ thực hiện là bổ nghĩa cho cụm danh từ

L ưu ý : CHỈ CÓ mệnh đe danh tu THAT- clause mới đươc dùng l lam và thuc hien chuc năng của bô nghia cho cum danh tu

• The claim that the earth is flat was once considered true.
• My problem is the fact that you are never on time for work.
• Our hope that peace will be achieved is possible.
• The supposition that men are smarter than women is untrue.

9. Appositive (đồng vị ngữ)


icon-list-2chức năng ngữ pháp thứ chín mà mệnh đề danh từ thực hiện là đ ồng vị ngư. Đồng vi ngữ có thể là 1 từ, cum từ, hoặc mệnh đề mà nó bổ nghĩa và giải thích cho cụm danh từ.

• That man, whoever is he, tried to steal some library books.
• The problem, that the storm knocked out power, is affecting the entire town.
• Your question, whether you should wear the blue dress or pink one, is frivolous in the situation.
• That terrible noise, my husband singing in the shower, annoys the neighbors every night.

>> Nguồn: Tổng hợp

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2018

Tại sao dạy tiếng Anh ở Việt Nam không hiệu quả?

Các thầy cô dạy tiếng Anh chỉ để thi là chính, không đầu tư kỹ năng khác như nghe và nói. Nguyên nhân này góp phần làm cho chất lượng dạy tiếng anh giảm theo.

LTS: Tiến sĩ Lê Quốc Chơn đã gửi tới Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài viết chia sẻ chỉ ra một số nguyên nhân cũng như giải pháp nhằm giúp cho việc dạy tiếng Anh ở Việt Nam đạt hiệu quả hơn.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.


Trước hết chúng ta cần khẳng định mục đích học tiếng Anh là để sử dụng và một phần vì niềm vui. Không ai trong số chúng ta học tiếng Anh để đi thi. Và thi chỉ là một hình thức đánh giá được sử dụng để kiểm tra chất lượng dạy và học mà thôi.

Do đó, việc dạy và học tiếng Anh và hình thức đánh giá hiệu quả dạy - học cần được thực hiện để hướng đến mục đích sử dụng và vẻ đẹp của ngôn ngữ.

Một số ích lợi của học tiếng Anh


Học tiếng Anh quan trọng vì nó góp phần đưa người Việt tiếp xúc với văn hóa thế giới. Giỏi tiếng Anh cũng giúp người học dễ có việc làm hơn và cơ hội trong cuộc sống cũng nhiều hơn, đặc biệt trong thời giao thương toàn cầu như ngày nay.

Hiện nay, các tập đoàn kinh tế đa quốc gia sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ giao tiếp – ngôn ngữ thương mại. [1]

Và theo nghiên cứu của EF, thì các nước sử dụng tốt tiếng Anh thì có chất lượng cuộc sống tốt hơn (xem Hình 1, 2). [2]


Tại sao dạy tiếng Anh ở Việt Nam không hiệu quả?
Mức độ thông thạo tiếng Anh với thu nhập (báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 2016).

Tại sao dạy tiếng Anh ở Việt Nam không hiệu quả?
Mức độ thông thạo tiếng Anh với chất lượng cuộc sống (báo cáo của Liên Hợp Quốc năm 2016).

Người Việt học tiếng Anh từ khi nào và hiệu quả ra sao?


Có thể, lần đầu tiên người Việt tiếp xúc với ngôn ngữ Anh là ở thế kỷ 19.

Ông Trương Vĩnh Ký, người nổi tiếng và biết nhiều ngôn ngữ bậc nhất ở Việt Nam, học tiếng Anh không phải ở Việt Nam mà là ở Penang, Malaysia (theo Wikipedia).

Dưới thời Pháp đô hộ, có thể người Việt bắt đầu học tiếng Anh chủ yếu trong trường thông ngôn (collège des interprètes) được thành lập năm 1860. [3]

Trước năm 1959, dưới thời chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, học sinh ở miền Nam có thể chọn học ngoại ngữ là tiếng Anh từ lớp 6 (Trung học đệ nhất cấp) (theo wikipedia). Trong cùng thời kỳ đó ở miền Bắc chỉ một số rất ít nơi nơi dạy tiếng Anh.

Sau khi chiến tranh kết thúc, từ năm 1975 đến khoảng 1986 số lượng học sinh chọn học tiếng anh như ngoại ngữ thứ hai cũng không nhiều.

Khi bắt đầu thời kỳ đổi mới (khoảng năm 1986), tiếng Anh mới thực sự trở thành ngoại ngữ chính ở trường trong hệ thống giáo dục quốc dân và là một trong các môn học quan trọng được chọn làm môn thi ở kỳ thi chuyển cấp.

Tuy nhiên, dường như kết quả dạy và học từ đó đến mãi những năm đầu thế kỷ 21 vẫn không đạt kết quả tốt như mong đợi.
Đó là lí do vì sao Chính Phủ cho thực hiện Đề án ngoại ngữ quốc gia 2008-2020 kèm theo đầu tư gần 10 nghìn tỉ đồng (1400/QĐ-TTg, 2008).

Tuy nhiên, sau 10 năm thực hiện chưa đạt được kết quả như mong muốn và tình trạng dạy và học tiếng Anh không hiệu quả đã được nhắc đến nhiều lần từ các kết quả khảo sát, đánh giá khác nhau:

Theo kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2016, tổng số bài thi môn tiếng Anh là 472.000 bài, nhưng số bài đạt điểm từ 9 đến 10 chỉ chiếm 0.52%, điểm trung bình là 3,48.

Năm 2017, điểm trung bình của thí sinh thi môn tiếng Anh trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia là 4.6.

Và năm 2018, cả nước có 637.335 thí sinh thi môn tiếng Anh trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và điểm trung bình là 3.91.

Kết quả thi trung học phổ thông quốc gia một phần cho thấy kết quả dạy học tiếng Anh ở trường chưa được như mong muốn. Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng, điểm thi còn phụ thuộc vào hình thức đánh giá.

Thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia thì chỉ đánh giá một kỹ năng duy nhất – đọc, chứ không đánh giá kỹ năng nghe, nói và viết.

Do đó, kết quả đánh giá kỳ thi trung học phổ thông quốc gia chỉ phản ánh một phần hiệu quả dạy và học ở các cấp học, đặt biệt là trung học phổ thông quốc gia mà thôi.

Theo báo cáo của EF vào năm 2018 thì mức độ thành thạo tiếng Anh của người Việt được xếp hạng ở vị trí 41 trong số 88 quốc gia, thuộc mức độ thông thạo trung bình (EF EPI 2018). Việt Nam đứng trên Nga và dưới Uruguay.

Trong bảng xếp hạng này, tốp ba quốc gia tốt nhất lần lượt là Thụy Điển, Hà Lan và Singapore; hai nước có mức độ thành thạo thấp nhất là Iraq và Lybia.

Tại sao dạy tiếng Anh ở Việt Nam không hiệu quả
Xếp hạng một số quốc gia theo mức độ thành thạo Tiếng Anh (theo báo cáo của EF năm 2018). Kết quả của báo cáo này dựa trên thi khảo sát với 1.3 triệu người, trong đó 92% số người dưới 40 tuổi và độ tuổi trung bình là 26 tuổi, trong đó 60% là nữ và 40% là nam. Bài kiểm tra mất 15, 50 phút hoặc 2 giờ, và chỉ có hai kỹ năng đọc và nghe.
Tại sao dạy tiếng Anh ở Việt Nam không hiệu quả
Nghiên cứu của EF xếp hạng mức độ thông thạo theo 5 mức độ, từ rất cao đến rất thấp (báo cáo của EF năm 2018). Mức độ rất cao trong báo cáo EF tương ứng với cấp độ B2 trở lên trong khung tham chiếu năng lực ngôn ngữ Châu Âu (CEFR). Và mức độ trung bình là tương ứng với cấp độ B1.


Xếp hạng một số quốc gia theo mức độ thành thạo Tiếng Anh (theo báo cáo của EF năm 2018). Kết quả của báo cáo này dựa trên thi khảo sát với 1.3 triệu người, trong đó 92% số người dưới 40 tuổi và độ tuổi trung bình là 26 tuổi, trong đó 60% là nữ và 40% là nam. Bài kiểm tra mất 15, 50 phút hoặc 2 giờ, và chỉ có hai kỹ năng đọc và nghe.

Nghiên cứu của EF xếp hạng mức độ thông thạo theo 5 mức độ, từ rất cao đến rất thấp (báo cáo của EF năm 2018). Mức độ rất cao trong báo cáo EF tương ứng với cấp độ B2 trở lên trong khung tham chiếu năng lực ngôn ngữ Châu Âu (CEFR). Và mức độ trung bình là tương ứng với cấp độ B1.
Theo thông tin từ Đại học Đà Nẵng [4], năm 2012 khả năng sử dụng tiếng Anh của sinh viên còn yếu; chỉ khoảng 20-30% sinh viên có thể theo học tiếng anh ở trường đại học, phần còn lại phải học các lớp dự bị trước khi vào học lớp tiếng anh chính thức.

Theo thông tin từ doanh nghiệp thì trình độ tiếng anh của sinh viên ra trường chưa đáp ứng tốt nhu cầu trong công việc; chủ yếu đọc hiểu được tài liệu, nhưng kỹ năng giao tiếp, viết, và thuyết trình còn yếu. [5]

Tại Hội Nghị “Chuẩn trình độ tiếng Anh tại Trường đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp” năm 2017, trình độ tiếng Anh của phần đông sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cũng chưa đáp ứng được yêu cầu. [6] 

Các hình thức đánh giá có phần khác nhau, nhưng phản ánh bức tranh chung về việc dạy và học tiếng Anh không hiệu quả trong hệ thống giáo dục nước ta.

Vậy tại sao dạy và học tiếng Anh ở nước ta không hiệu quả mặc dù đã được đầu tư?

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng không hiệu quả


Hình thức đánh giá hiệu quả dạy học chỉ tập trung vào đọc hiểu, nhất là các kỳ thi chuyển cấp. Do đó, cả hệ thống giáo dục chưa đầu tư thật sự hiệu quả để dạy kỹ năng thực hành ngôn ngữ như nghe, nói và viết.

Các thầy cô giáo dạy tiếng Anh chỉ để thi là chính, nên họ không đầu tư kỹ năng khác đặc biệt là nghe và nói.

Nguyên nhân này cũng góp phần làm cho chất lượng giáo viên dạy tiếng Anh thực hành giảm theo thời gian.

Quy mô lớp học đông (trên 35 học sinh/lớp) và không có công nghệ hỗ trợ nên khó có thể dạy kỹ năng thực hành ngôn ngữ hiệu quả.

Động lực học tiếng Anh của học sinh và sinh viên chủ yếu là học để vượt kỳ thi chứ chưa hướng đến kỹ năng thực hành ngôn ngữ trong thực tế.
Tại sao học sinh và sinh viên không học các kỹ năng thực hành ngôn ngữ? Có thể họ muốn giỏi ngoại ngữ thực hành nhưng do áp lực thi cử buộc họ phải học để thi.

Nhu cầu thực tế trong công việc có thực sự sử dụng tiếng Anh không? Tất nhiên người biết ngoại ngữ họ sẽ sử dụng cho công việc, nhưng vấn đề nằm ở chỗ dù không biết ngoại ngữ họ vấn có thể làm việc được và đặc biệt là đáp ứng được các tiêu chuẩn trong tuyển dụng.

Như trong hệ thống hành chính công, Nhà nước quy định các bằng cấp anh văn như A, B, C mà không chú trọng đến năng lực thực hành và đa số các ứng viên đều đáp ứng được.

Có thể thấy rằng, dường như yêu cầu về ngoại ngữ ở nơi làm việc thuộc Nhà nước quản lý chỉ là bằng cấp.

Thực vậy, nghiên cứu của Phó giáo sư, Tiến sĩ Vũ Thị Thanh Hương năm 2012 tại Thái Bình và Đà Nẵng cho thấy trong số 282 công nhân viên chức, thì 70% trong số họ không sử dụng ngoại ngữ trong công việc. [7]

Có phải năng lực học tiếng anh của người Việt thấp không?


Không. Khả năng học ngôn ngữ tự nhiên là luôn sẵn có trong mỗi người bình thường, ai sử dụng được tiếng Việt bình thường thì đều có khả năng học tiếng Anh bình thường.

Những đứa trẻ sống trong môi trường ngôn ngữ nào thì sẽ phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ ấy một cách tự nhiên. [8-10]

Trẻ em gốc Việt sinh ra và lớn lên ở Anh, Mỹ…họ nói tiếng anh lưu loát như người bản ngữ. [11]

Nếu họ sinh ra và lớn lên ở các nước như Pháp, Đức…họ cũng sẽ nói tiếng bản địa lưu loát như người bản địa.

Điều này chứng tỏ, học ngoại ngữ như tiếng Anh không hiệu quả là do nguyên nhân từ cách dạy và cách học trong môi trường giáo dục chứ không phải do khả năng học hạn chế.

Giải pháp nào để học tiếng Anh hiệu quả hơn?


Vì cả người học và người dạy đều hướng đến thi nên cách dễ nhất và nhanh nhất đó là thay đổi hình thức kiểm tra, đánh giá, thi trong toàn hệ thống giáo dục quốc dân.

Hãy kiểm tra, đánh giá, thi tất cả các kỹ năng thực hành ngoại ngữ ở các cấp bậc khác nhau. Tùy theo lứa tuổi và cấp học, chúng ta nên có hình thức dạy và kiểm tra đánh giá như sau:

Giai đoạn
Hình thức học
Hình thức đánh giá, thi
Giai đoạn 1: từ 7 tuổi – 12 tuổi (lớp 1 đến hết lớp 6)
Học 40% thời lượng nghe và 60% phát âm và giao tiếp.
Phát âm, nghe và nói
Giai đoạn 2: từ 13 – 15 tuổi (lớp 7 đến hết lớp 9)
Học 50% nghe nói, và 50% đọc
Nghe, nói và đọc
Giai đoạn 3: từ 16 đến 18 tuổi (lớp 10 đến hết lớp 12)
Học 50% nghe nói, 20% đọc và 30% viết
Nghe, nói, đọc và viết
Giai đoạn 4: sau 18 tuổi
Học 30% nghe nói, 20% đọc và 50% viết
Nghe, nói, đọc và viết

Ngoài ra, trong tuyển dụng của các cơ quan Nhà nước, ứng viên cần trải qua các kiểm tra đánh giá năng lực thực hành: nghe, nói, đọc, viết. Các doanh nghiệp tư nhân sẽ có cách làm riêng của họ.

Tất nhiên khi thay đổi hình thức kiểm tra đánh giá thi cử, Nhà nước buộc phải có các hình thức đào tạo phát triển nghiệp vụ cho người dạy, đồng thời đầu tư cơ sở vật chất phù hợp với yêu cầu dạy và học tiếng Anh.

Đây là những vấn đề kỹ thuật, không khó để thực hiện. Và câu chuyện về học tiếng Anh có thể bớt nóng hơn trên truyền thông từ đây.

>> Nguồn: Giáo dục Việt Nam

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2018

10 app học ngữ pháp tiếng Anh tốt nhất trên Android

Dưới đây là 10 ứng dụng học ngữ pháp tiếng Anh trên smartphone Android có thể giúp cho những người kém ngữ pháp cải thiện khả năng tiếng Anh.

Điều này có thể không ảnh hưởng quá nhiều trong giao tiếp thông thường nhưng sẽ là một vấn đề lớn khi bạn sử dụng trong công việc. Sai ngữ pháp có thể dẫn đến những hiểu lầm không cần thiết, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.Dưới đây là các ứng dụng ngữ pháp tốt nhất trên Android, có thể giúp bạn tránh được những lỗi sai không đáng có.


10 app học ngữ pháp tiếng Anh tốt nhất trên Android



1. Basic English Grammar


Basic English Grammar là một trong những ứng dụng ngữ pháp cơ bản. Nó có nhiều bài học và kiểm tra để cải thiện ngữ pháp, bao gồm 230 bài học ngữ pháp, hơn 480 bài kiểm tra ngắn và có giao diện Material Design dễ dàng sử dụng. Ứng dụng này cung cấp hơn 100 ngôn ngữ dịch. Bằng cách đó, bạn có thể biết được nghĩa của từ trong tiếng mẹ đẻ của mình. Có một phiên bản cao cấp dành cho người dùng dưới dạng mua hàng trong ứng dụng với giá cả rất hợp lý là 1.49 USD.


2. English Grammar Book


English Grammar Book là một ứng dụng ngữ pháp cũ hơn. Ứng dụng cung cấp bài học riêng biệt cho từng quy tắc ngữ pháp, bao gồm hơn 130 chủ điểm ngữ pháp với những ví dụ và giải thích đơn giản và một số hoạt động. Ứng dụng cũng cho phép bạn đánh dấu các bài học để ôn tập lại. Có một hệ thống chấm điểm giúp bạn thấy được sự tiến bộ của mình. Giao diện của ứng dụng có thể được cải thiện, tuy nhiên hiện tại nó hoạt động rất tốt, không giống như vẻ bề ngoài. Ứng dụng này miễn phí quảng cáo. Bạn có thể mua phiên bản cao cấp trong ứng dụng mua hàng và sẽ được loại bỏ quảng cáo.


3. English Grammar in Use


English Grammar in Use là ứng dụng ngữ pháp của giáo sư Raymond Murphy, dựa trên cuốn sách bán chạy nhất cùng tên. Ứng dụng có rất nhiều các hoạt động và bài học ngữ pháp, bao gồm 145 chủ điểm ngữ pháp. Phiên bản miễn phí có ít bài học hơn. Bạn có thể mua các bài học còn lại trong ứng dụng mua hàng. Có thể chi phí để mua toàn bộ ứng dụng khá cao nhưng so với người tạo ra nó, điều đó là đáng giá. Có một số ý kiến về lỗi của ứng dụng nhưng đa số người dùng đều hài lòng về nó.


4. English Grammar Test


English Grammar Test là một trong những ứng dụng ngữ pháp phổ biến nhất. Nó có rất nhiều nội dung, bao gồm tổng cộng 1200 bài tập. Ứng dụng bao gồm nhiều trình độ và các bài kiểm tra khác nhau. Nó cũng giúp theo dõi điểm và sự tiến bộ của bạn. Nó không phải là một ứng dụng bạn có thể chinh phục ngay trong 1 ngày, thậm chí là 1 tuần. Ứng dụng này cho phép bạn trải nghiệm giao diện Material Design hiện đại. Khi sử dụng ứng dụng này, bạn sẽ không bị các quảng cáo làm phiền, nếu không thì nó đã hoàn toàn miễn phí.


5. Grammarly


Grammarly là một trong những ứng dụng ngữ pháp miễn phí mới xuất hiện. Nó giống như một bàn phím, tương tự Gboard và SwiftKey. Ứng dụng này bao gồm tính năng tự động sửa lỗi. Tuy nhiên nó chỉ sửa được các lỗi ký tự khi bạn gõ như các dấu phẩy, dạng động từ, lỗi chính tả, thiếu từ hay những từ dùng sai. Đây là một ứng dụng tương đối mới. Nó vẫn có một số lỗi và thiếu tính năng như cách gõ từ. Tuy nhiên, chúng ta sẽ chờ những cải thiện cho các vấn đề này. Ứng dụng này hiện tại không có quảng cáo và có thể mua miễn phí trong ứng dụng mua hàng nhưng điều này có thể sẽ thay đổi.


6. Merriam – Webster Dictionary


Các ứng dụng theo kiểu từ điển là tiêu chuẩn cho việc học tiếng Anh. Nó sẽ giúp bạn biết nghĩa của từ, loại từ, cách phát âm và các ví dụ. Ứng dụng cũng bao gồm các câu đố từ vựng, tìm kiếm bằng giọng nói, từ đồng nghĩa, phát âm và một số chức năng khác. Bản dùng miễn phí có tất cả các tính năng trên, trong khi bản trả phí bổ sung thêm các định nghĩa của chủ đề (danh từ riêng, thuật ngữ nước ngoài), 200.000 từ đồng nghĩa và không có quảng cáo. Điều này tốt cho các ứng dụng từ điển.


7. Oxford Grammar and Punctuation


Cái tên đã nói lên chức năng của ứng dụng này, là làm rõ và chỉ ra 250 quy tắc ngữ pháp và dấu câu. Nó có cách diễn đạt đơn giản, nhiều ví dụ và các bài tập để luyện tập. Ứng dụng này thậm chí còn bao gồm cả chức năng nhận dạng ký tự quang học, có nghĩa là bạn có thể sử dụng máy ảnh để tìm kiếm từ vựng. Phiên bản đầy đủ có tất cả các tính năng, hỗ trợ ngoại tuyến và không có quảng cáo. Có một số người không thích quảng cáo nhưng đó là bình thường đối với bất kỳ ứng dụng nào.


8. Udemy


Udemy là một ứng dụng học trực tuyến. Nó bao gồm tất cả các chủ đề từ vựng từ nấu ăn, công nghệ, ngôn ngữ, thể dục và các lĩnh vực khác và các bài học ngữ pháp liên quan. Bạn có thể mua một khóa học, xem các video và học được những thứ khác. Ứng dụng có rất nhiều video về ngữ pháp, tiếng Anh và cách viết. Chất lượng, giá cả và độ dài video rất đa dạng. Bạn có thể  tham khảo các đánh giá của người dùng khác để tìm được một khóa học phù hợp với mình. Hầu hết các khóa học đều tính phí song vẫn có một số khóa miễn phí.


9. Youtube

Youtube là một nguồn học tuyệt vời cho hầu hết mọi thứ, bao gồm ngữ pháp, dấu chấm câu và các thứ khác. Có các kênh giáo dục với các video tập trung chủ yếu vào kỹ năng nói, viết và ngữ pháp. Những kênh đó hơi khó tìm. Kênh Khan Academy,nổi tiếng về lĩnh vực toán và khoa học, có 118 video về ngữ pháp trên Youtube. Tất cả chúng ta đều biết rằng YouTube là miễn phí. Tuy nhiên bạn có thể trả 9.99 USD một thángcho Youtube Red để mở một số tính năng bổ sung.


10. Ebook


Ứng dụng cuối cùng là chúng tôi muốn đề cập đến ở đây đó là ứng dụng ebook. Amazon Kindle, Barnes & Noble Nook và Google Play Books có rất nhiều sách về kỹ năng viết, nói, ngữ pháp, chính tả và tất cả các nội dung khác theo chủ đề. Mỗi cuốn sách có giá khác nhau, nhưng tất cả ứng dụng trên ebook đều được miễn phí. Những cuốn sách thường tốt hơn. Bạn chỉ cần mua một lần và trong đó có nhiều thông tin hơn trên ứng dụng. Chọn ứng dụng học nào tốt nhất, điều đó tùy vào bạn.
>> Nguồn: Internet